Thị trường dành cho hoạ sĩ F. N. Souza và những người theo chủ nghĩa hiện đại Ấn Độ khác đang rất được chú ý. Điều gì thúc đẩy điều này? (Phần 3)

Thị trường dành cho hoạ sĩ F. N. Souza và những người theo chủ nghĩa hiện đại Ấn Độ khác đang rất được chú ý. Điều gì thúc đẩy điều này? (Phần 3)

Bởi Hà Trang 05/04/2024

Tệp khách hàng mua tác phẩm của Souza cũng đã thay đổi. “Sự chú ý từng bắt đầu với những người Nam Á chủ yếu sống ở phương Tây, châu Âu và châu Mỹ. Bây giờ sự quan tâm chủ yếu đến từ Ấn Độ.” Ngoài ra còn có “một số tổ chức mới, không chỉ ở Nam Á mà còn ở Đông Á và Trung Đông, tất cả đều coi lĩnh vực này và đặc biệt là giai đoạn hậu chiến như một hiện tượng toàn cầu”.

Một trong số những những tác phẩm tạo tiếng vang lớn nhất ở sự nghiệp của Souza là Gia đình trần trụi (Bombay Beggars), 1944. Bức tranh màu nước khổ nhỏ đặc trưng của Souza mô tả phong cảnh Goan, minh họa hoàn cảnh nghèo khó tại Ấn Độ, có giá trị ước tính từ 30.000 đến 50.000 đô la. Một ví dụ khác là tác phẩm Những người đàn ông trên thuyền (1945), được chủ sở hữu hiện tại mua lại trực tiếp từ danh hoạ và được trưng bày trước công chúng lần đầu tiên sau hơn 70 năm (ước tính: 300.000–500.000 đô la).

Tác phẩm “Phong cảnh Hampstead” (1964), Francis Newton Souza. 

Hình ảnh cung cấp bởi Christie's

Souza rời Bombay đến London vào năm 1949, hy vọng tìm được sự bảo trợ và lượng khán giả dễ chấp nhận hơn. Theo Christie's, ông dành gần 20 năm tiếp theo tại London, mặc dù thời gian đầu ở đó là "một trong những thử thách lớn nhất trong sự nghiệp của ông". Cuối cùng Souza đạt được bước tiến của mình nhờ sự hỗ trợ lớn từ nhà quảng bá khiêu vũ và người bảo trợ nghệ thuật Robin Howard.

Tác phẩm “Những người tình” (1960), Francis Newton Souza. 

Hình ảnh cung cấp bởi Christie's.

Một trong những tác phẩm thuộc bộ sưu tập của Howard, Những người tình (1960), được coi là một trong những bức tranh tượng hình quan trọng nhất của Souza và đã không được trưng bày trước công chúng kể từ khi sáng tác. Ước tính có giá từ 700.000 đến 1 triệu đô la.

Trong khi đó, Phong cảnh Hampstead, London (1964) chỉ rời xưởng vẽ của Souza vào những năm 1990, khi ông đang sống ở New York. Kể từ đó, tác phẩm vẫn thuộc về cùng một gia đình và sắp tới được đưa ra đấu giá lần đầu tiên trong lịch sử (ước tính: 70.000–100.000 đô la).

Xem thêm phần 1 tại đây

Xem thêm phần 2 tại đây

Xem thêm phần 4 tại đây

 

Biên dịch : Vũ 

Nguồn: The Market for F. N. Souza and Other Indian Modernists Is Hot. What Is Driving the Surge? 

Viết bình luận của bạn:

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư