Sử dụng chất liệu sáng tác đặc biệt, chính vì vậy các vết ngón tay cái và ngón tay chắc chắn sẽ xuất hiện trên các bức họa của Sultana. Dẫu vậy, bằng mắt thường của người xem, dường như bức tranh không hề có bất kỳ tì vết. Một phần do các vết hằn quá nhỏ, một phần là do ánh sáng tại các khu vực trưng bày.
Ngay tại trong xưởng vẽ của họa sĩ, hiệu ứng trên các bức họa bằng than chì cũng xảy ra theo cách khác nhau và đôi khi thật đặc biệt. Ánh sáng xanh xám của cơn bão bên ngoài xuyên qua cửa sổ studio và chiếu sáng các vết than chì, khiến chất liệu thay đổi từ dạng cứng và tối sang hình thức tinh tế và sáng hơn nhiều. Khoảnh khắc đó, khi ánh sáng tương tác với các vật liệu, làm nổi bật khám phá về tính tương phản trong tranh của Sultana.
Các chủ đề phổ biến trong sáng tác của nữ họa sĩ gốc Bangladesh không được biểu hiện rõ ràng. Ngoài các tác phẩm bằng than chì, Sultana còn sáng tác trên nhiều chất liệu khác nhau, bao gồm sơn dầu, đồng thau, sắt, thủy tinh, giấy lụa, nhôm, thạch cao, acrylic và vải lanh. Ngoài đa dạng về chất liệu, họa sĩ mô tả nhiều chủ đề khác nhau trên tranh. Các bức tranh của Sultana thường đề cập đến môi trường tự nhiên hơn là môi trường được con người dựng lên. Trong khi các tác phẩm bằng than chì có cấu trúc và đơn sắc, các bức tranh khác lại đầy màu sắc, mờ ảo, giàu cảm xúc và không có đường nét sắc nét. Đó là các lớp sơn dầu xanh lam, đỏ và cam rực rỡ trên vải trong tác phẩm “4:04” (2021) về cảnh bình minh thơ mộng. Đó là “21/12” (2021) chứa những chiếc lá màu xanh tươi sáng dường như đung đưa trong gió trên phông nền màu xanh nhạt với những nét vẽ dày và lỏng lẻo. Các tầng mây chồng chất, biển cuồn cuộn và bầu trời chuyển từ màu đen sang màu xanh, rồi sang màu đồng.
Tác phẩm nghệ thuật của Ayesha Sultana
Làm thế nào để chúng ta hiểu được những bức tranh của Sultana trong mối quan hệ với các họa tiết hình học thô cứng, ảm đạm? Nếu đây là một họa sĩ quan tâm đến các mẫu, thì đâu là hình mẫu chính? Tranh của Sultana, đặc biệt không có hình bóng cụ thể của người. Cho dù là là sóng biển hay bức tường kim loại, chúng đều có xu hướng không có hình ảnh rõ ràng. Hình thức, hình dạng và ánh sáng tối giản chiếm vị trí trung tâm trong các mô tả về hình dạng con người. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không có sự hiện diện của nhân vật. Trong các tác phẩm điêu khắc bằng than chì của Sultana, các cấu trúc có thể đề cập đến khả năng xây dựng và sáng tạo của loài người, gợi lên những câu hỏi về sự hủy diệt do công nghiệp, chủ nghĩa tư bản và khủng hoảng môi trường. Đơn cử như tác phẩm “Cascading” (2022), nó trông giống như một tấm panel dài, kẻ ô vuông được lấy từ một công trường xây dựng - kiên cố, nhân tạo và nặng nề. Tuy nhưng trên thực tế, vật liệu đó rất dễ vỡ và mỏng mảnh, có lẽ ngụ ý về sự bấp bênh vốn có của hệ thống năng lượng toàn cầu.
Xem thêm phần 1 tại đây
Xem thêm phần 3 tại đây
Xem thêm phần 4 tại đây
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Nguyễn Hiếu
https://www.artbasel.com/stories/ayesha-sultana-atlanta-quiet-power-abstractions