Dù với tuổi đời còn khá trẻ, nhưng họa sĩ gốc Bangladesh, hiện đang sinh sống ở Hoa Kỳ đã giải quyết những vấn đề lớn về phương tiện kinh tế tại địa phương một cách đáng kinh ngạc.
Ayesha Sultana có một studio riêng ở ở Lilburn, Georgia. Đó là một phòng sáng tạo nằm ở tầng hầm nhưng rất dễ chịu, đủ ánh sáng và thoáng mát. Không gian sạch sẽ và ngăn nắp, nhưng lớp sơn bắn tung tóe trên sàn và tường cho thấy một quá khứ hoa lệ của nó.
Ayesha Sultana trong studio của mình. Ảnh của Peyton Fulford cho Art Basel.
Một số tác phẩm bằng than chì của Sultana được trưng bày một phần đã được lắp ráp trên bàn cạnh cửa sổ. Để tạo nên các bức họa sở trường này, họa sĩ sinh năm 1984 đã lên bố cục trước khi xử lý giấy bằng ba hoặc bốn lớp bột than chì, với chất định hình giữa mỗi lớp. Theo Sultana, đó là quy trình khó khăn và tốn nhiều công sức nhất của cô. Sau đó, nữ họa sĩ tô than chì lên giấy, gấp và uốn tờ giấy thành các hình lặp đi lặp lại, và cuối cùng lắp ráp tất cả các mảnh lại với nhau để tạo ra ảo giác về các tấm kim loại.
“Giấy là một phương tiện linh hoạt, chỉ cần giấy và bút chì… Đó là yếu tố rất cơ bản mà bạn có thể sử dụng để tạo ra thứ gì đó khác biệt,” Sultana nói.
Thật vậy, các tác phẩm của họa sĩ dễ dàng bị nhầm lẫn với các tác phẩm bằng kim loại hoặc sắt. Chúng có màu đơn sắc, có trật tự và góc cạnh. Khi được sắp đặt trên quy mô lớn, nhìn chúng trông hùng vĩ một cách đặc biệt.
Xem thêm phần 2 tại đây
Xem thêm phần 3 tại đây
Xem thêm phần 4 tại đây
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Nguyễn Hiếu
https://www.artbasel.com/stories/ayesha-sultana-atlanta-quiet-power-abstractions