Các tác phẩm của họ bao gồm những bức tranh bình dị bên bờ biển, tác phẩm dệt, điêu khắc hoành tráng và thậm chí có cả một sòng bạc
March Avery (sinh năm 1932, New York)
Được đại diện bởi phòng trưng bày Larkin Erdmann, Zurich
Không phô trương và rất gần gũi, tranh của họa sĩ người Mỹ March Avery thường mô tả phong cảnh bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Bà sử dụng bảng màu sắc sáng để biểu lộ những hình thức và số liệu đơn giản được đặt trong khung cảnh trong nhà hoặc phong cảnh có bề mặt phẳng. Biểu cảm đầy lôi cuốn, những bức tranh sơn dầu rực rỡ của bà tràn ngập cảm giác thanh thản và êm dịu. Là con gái của họa sĩ Milton Avery và Sally Michel Avery, nên từ nhỏ bà đã say mê văn hoá và nghệ thuật. Sau khi được cha dạy vẽ, bà nghe theo lời khuyên của ông để tránh học trường nghệ thuật và rèn luyện con đường của riêng mình. Năm nay đã 90 tuổi, Avery vẫn không biết mệt mỏi, tiếp tục vẽ gần như mỗi ngày trong xưởng vẽ Greenwich Village của mình. Được trưng bày tại không gian của Larkin Erdmann, là một loạt các bức tranh vẽ các nhân vật đang nằm và ngồi của bà từ đầu những năm 1960, cùng với một bức chân dung tự họa khỏa thân nổi bật.
March Avery, tác phẩm Khoả thân hiu quạnh, 1967. Thuộc sở hữu của hoạ sĩ và phòng trưng bày Larkin Erdmann.
Guillaume Bijl (sinh năm 1946, Antwerp)
Được đại diện bởi phòng trưng bày Meredith Rosen, New York
Cửa hàng tóc giả, tiệm chải lông cho chó, cửa hàng đèn và trường dạy lái xe. Là một trong nhiều tác phẩm sắp đặt hư cấu có sức thuyết phục cao mà nghệ sĩ người Bỉ Guillaume Bijl đã tạo ra trong các không gian nghệ thuật trên khắp châu Âu kể từ đầu những năm 1980. Những can thiệp vui nhộn của ông ấy - được tạo ra với các biển báo và lối trang trí giống như thật - không chỉ khiến du khách hoang mang mà còn thu hút những người qua đường không ngờ tới. Bằng cách xen kẽ các yếu tố của môi trường bán lẻ vào bối cảnh khó có thể xảy ra của các phòng trưng bày và tổ chức, ông không chỉ khiến người xem mất phương hướng mà còn biến họ thành những diễn viên vô tình trong bài phê bình văn hóa tiêu dùng của mình. Tại Miami năm nay, Bijl sẽ tái hiện lại Sòng Bạc, tác phẩm lịch sử mà ông đã trưng bày lần đầu trong một bảo tàng ở Ghent vào năm 1984. Không gian của Phòng trưng bày Meredith Rosen sẽ biến thành một sòng bạc trải thảm, thiếu ánh sáng, nồng nặc mùi rượu và thuốc lá. Được nhìn trong bối cảnh của sự kiện, tác phẩm sắp đặt đặt ra câu hỏi về lòng tham, ham muốn và bản chất hay thay đổi của thị trường nghệ thuật.
Guillaume Bijl, Giá đỡ / Sắp đặt (Đồ vật Tôn giáo / Đồ vật Nghi lễ), 2019. Được sự chấp thuận của nghệ sĩ và Phòng trưng bày
Aurèlia Muñoz (1926–2011, Barcelona)
Được đại diện bởi không gian nghệ thuật José de la Mano, Madrid
Cố nghệ sĩ người Catalan Aurèlia Muñoz là một trong những nhân vật chủ chốt nổi lên từ phong trào nghệ thuật dệt trong nửa sau của thế kỷ 20. Khi mới vào nghề, Muñoz đã tạo ra các tác phẩm thêu dệt và chắp vá trên mặt phẳng, nhưng sau khi khám phá ra macramé, những tác phẩm thắt nút của bà nhanh chóng phá vỡ mọi rào cản. Bà bắt đầu thử nghiệm với những tác phẩm điêu khắc linh hoạt, độc lập, thường được bọc trong các hộp Perspex và dần dần bắt đầu làm việc trên quy mô rộng lớn hơn. Nguồn cảm hứng của bà đến từ các chất liệu bao quanh thế giới tự nhiên như quần áo truyền thống kiểu Baroque của Tây Ban Nha. Kết hợp kiến thức về truyền thống thắt nút cổ xưa với cách tiếp cận riêng biệt của mình, Muñoz đã sử dụng các sợi dệt thực vật - bao gồm sợi đay, len, bông và dây sisal - để tạo ra tác phẩm bắt mắt. Khu vực của José de la Mano sẽ trở nên vô cùng sống động với những bức tranh treo tường cỡ lớn cũng như những tác phẩm sắp đặt bằng giấy thử nghiệm được treo trên trần nhà.
Aurèlia Muñoz, tác phẩm Lớp Phủ [Manto], 1973. Thuộc sở hữu của nghệ sĩ và phòng trưng bày José de la Mano.
Xem thêm phần 2 tại đây
Biên dịch: Vũ
Biên tập: Hiếu
https://www.artbasel.com/stories/survey-sector-highlights-art-basel-miami-beach-2022?zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo