Động lực nào đã giúp Hồng Kông bật lên như một trung tâm nghệ thuật hàng đầu châu Á (P3)

Động lực nào đã giúp Hồng Kông bật lên như một trung tâm nghệ thuật hàng đầu châu Á (P3)

Bởi Hà Trang 26/02/2023

Nhà phát triển bất động sản Patrick Sun cũng là một nhà bảo trợ lớn cho nghệ thuật Hồng Kông trong thời gian qua. Ông bắt đầu sưu tầm nghệ thuật truyền thống Trung Quốc từ những năm 1980 nhưng dần dần bổ sung thêm các tác phẩm nghệ thuật đương đại vào bộ sưu tập của riêng mình. Bên cạnh đó, ông cũng là nhà ủng hộ nhiệt thành cho các hoạt động của LGBTQ+ như tổ chức từ thiện phòng chống AIDS và Cuộc diễu hành The Pride tại Hồng Kông.

“Tôi đã nghĩ tại sao không gộp các sở thích của mình vào làm một”, Sun hồi tưởng. Sau cuộc trò chuyện với Uli Sigg, một người ủng hộ lâu dài cho nghệ thuật châu Á, Sun đã thành lập Quỹ Sunpride vào năm 2014 với mục đích “nâng cao nhận thức và tôn trọng cộng đồng người đồng tính”. Tập trung vào khu vực châu Á và cộng đồng người di cư, bộ sưu tập của Quỹ hiện bao gồm hơn 300 tác phẩm của các nghệ sĩ đồng tính và các tác phẩm theo chủ đề đồng tính của các nghệ sĩ dị tính bào các tác phẩm của Bhupen Khakhar, Wu Tsang và Martin Wong, … 

Sunpride đã giúp tổ chức ba cuộc triển lãm, bao gồm tại Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại ở Đài Bắc (2017) và tại Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật Bangkok (2019). Được giám tuyển bởi Inti Guerrero và Chantal Wong, một chương trình trưng bày nghệ thuật mang tên “Myth Makers – Spectrosynthesis III” của Quỹ sẽ diễn ra đến hết tháng 4 tại Tai Kwun Đương đại, Hồng Kông.

Những nỗ lực của Sun chứng minh rằng sự bảo trợ nghệ thuật có thể là một động lực để thay đổi xã hội, ngay cả ở những nơi đã hợp pháp hóa đồng tính như Hồng Kông vào năm 1991, nhưng vẫn thiếu luật chống phân biệt đối xử.

Một người bảo trợ khác có niềm đam mê khiến nhiều người ngạc nhiên là Queenie Rosita Law, người gốc Hồng Kông và là người thừa kế chuỗi cửa hàng quần áo Bossini. Cô cũng theo học trường nghệ thuật Central Saint Martins ở London nhiều năm trước. Khi đi du lịch qua Trung Đông Âu vài năm trước, đam mê với các nghệ sĩ trong khu vực trong cô được khơi dậy. Cô nói: “Tôi thích khám phá những nghệ sĩ vô danh và đưa họ trở thành tâm điểm chú ý”.

Và một bảo tàng tư nhân Contemporary Q được hình thành trong một biệt thự thế kỷ 19 ở Budap, tập trung vào nghệ thuật của Trung Đông Âu. Điểm nhấn trong bộ sưu tập của bảo tàng này là các tác phẩm của Simon Hantaï, Djordje Ivackovic và Ilona Keserü. KHông chỉ dừng lại ở đó, cô còn có tham vọng mở rộng đến Hồng Kông, nơi cô là người bảo trợ sáng lập của M+ và chủ phòng trưng bày thương mại Double Q ở quận Sheung Wan. Kể từ khi ra mắt vào năm 2022, phòng trưng bày đã giới thiệu các nghệ sĩ từ Trung Đông Âu và sắp tới là triển lãm của các nghệ sĩ Ukraine Artem VolokitinMaria Kulikovska.

Xem thêm phần 1 tại đây

Xem thêm phần 2 tại đây

Xem thêm phần 4 tại đây

 

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Nguyễn Hiếu

https://www.artbasel.com/stories/art-market-report-2022-hong-kong-art-collectors

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư