4. Nghệ sĩ Tatsuki Masaru tại Gallery Side 2
Các tác phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh của Masaru Tatsuki tại không gian triển lãm nghệ thuật của Gallery Side 2
Vào năm 2012, một người bạn của Masaru Tatsuki đã khuyến khích nhiếp ảnh gia đến thăm một cuộc khai quật khảo cổ ở Niigata, trên bờ biển phía tây của đảo Honshu của Nhật Bản. Ở đó, những mảnh gốm từ thời Jōmon, có niên đại từ 13.000 đến 3.000 năm trước, đang được khai quật. Sau chuyến đi đó, Tatsuki đã tiếp tục đến thăm Niigata trong nhiều năm. Cuối cùng, anh đã đến thăm phòng lưu trữ của bảo tàng liên quan đến địa điểm này và nhận thấy rằng có một số hộp xếp chồng lên nhau, anh đã yêu cầu được mở ra. Bên trong là hình một số mảnh vỡ được sắp xếp cẩn thận lên nhau. Những mảnh vụn cổ xưa vỡ vụn trước mặt khiến Tatsuki nhận ra rằng tác động thời gian và à bắt đầu chụp những vị trí đặt cạnh nhau hấp dẫn này cho một loạt ảnh có tựa đề “Kakera” (Mảnh vỡ).
Trong một chuyên khảo được xuất bản gần đây, Tatsuki đã viết rằng sau khi được cất giữ trong hộp những mảnh vỡ có thể “ngủ yên mà không bị ai nhìn thấy. Đã không nghe thấy “tiếng nói” của chúng trong 3000 đến 13000 năm, giờ đây chúng lại ngủ một giấc dài nữa. Không ai có thể nghe thấy tiếng nói của họ. Mỗi hình ảnh chỉ chụp lại được các chữ cái và ký tự mà chúng ta có thể hiểu nhưng không chắc liệu ta có thể đọc và nghe những gì chúng thực sự nói hay không”.
5. Trưng bày của Keita Miyazaki thuộc Maho Kubota Gallery
Một tác phẩm điêu khắc của Keita Miyazaki thuộc Maho Kubota Gallery
Keita Miyazaki đang phát triển sự nghiệp tại London, Vương Quốc Anh nhưng Tokyo lại là nơi anh sinh ra và lớn lên. Vào năm 2011, một trận động đất lớn ở phía Đông Nhật Bản xảy ra vào tháng 3 năm 2011, gây ra một cơn sóng thần mạnh, dẫn tới thảm họa hạt nhân Fukushima Daiichi, đã để lại nỗi ám ảnh cho anh. Họa sĩ vẫn nhớ lại cảm giác đau thương khi chứng kiến sự tàn phá đã xảy ra, và theo một cách nào đó, nghệ thuật của anh ấy là một cách để chế ngự những cảm xúc đó.
Trong những năm kể từ sự kiện đó, anh ấy đã đến các bãi phế liệu để thu thập các bộ phận ô tô bị loại bỏ để mang lại sức sống mới cho những vật liệu này. Thay vì chỉ hàn các mảnh kim loại này lại với nhau, Miyazaki thêm vào chúng giấy cắt và nhuộm thủ công để thêm dấu ấn cá nhân cho những vật liệu rất công nghiệp này. Tác phẩm điêu khắc cao chót vót có phần kỳ quái, treo các tác phẩm điêu khắc nhỏ hơn, như thể tái hiện lại phong cách cắm hoa ikebana truyền thống, có lẽ là lễ vật dành cho những người đã mất vào ngày 11/3, ngày định mệnh ở Nhật Bản.
Xem thêm phần 1 tại đây
Xem thêm phần 2 tại đây
Xem thêm phần 4 tại đây
Nguồn: The Best Booths at the Inaugural Edition of Tokyo Gendai, Buzzing with Energy and Early Sales |artnews.com
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền