Phòng trưng bày nghệ thuật Hamilton tôn vinh các nữ nghệ sĩ người Ý thế kỷ 16: Gentileschi, Anguissola và Fontana (P3)

Phòng trưng bày nghệ thuật Hamilton tôn vinh các nữ nghệ sĩ người Ý thế kỷ 16: Gentileschi, Anguissola và Fontana (P3)

Bởi Hà Trang 16/02/2024

Vụ hãm hiếp Artemisia

Sinh năm 1593, Artemisia Gentileschi thuộc tầng lớp lao động và phải đấu tranh để có thu nhập ổn định trong suốt cuộc đời mình. Artemisia chủ yếu sống bằng tiền hoa hồng, phải vật lộn với các khoản nợ và các khoản chi phí mua sắm vật liệu sáng tác tranh còn chưa kịp trả hết.

Khi hoạ sĩ mới 12 tuổi, mẹ của Artemisia qua đời, để lại Artemisia với người cha là họa sĩ, Orazio, người đã dạy hoạ sĩ vẽ tranh.

Khi Artemisia 18 tuổi, họa sĩ phong cảnh Agostino Tassi đang làm việc với cha của Artemisia trong một dự án ở Cung điện Quirinal đã được thuê làm gia sư cho cô.

Nhà sử học nghệ thuật, Tiến sĩ Beaven cho biết người cha Orazio không biết Tassi có ý định bạo lực và phạm tội.

Beaven nói: “Năm 1611, Artemisia bị Agostino Tassi cưỡng hiếp. Trớ trêu thay, Tassi là người đã đến nhà của Artemisia để dạy cho hoạ sĩ về các quan điểm nghệ thuật”.

Trong vụ cưỡng hiếp bạo lực, Artemisia đã chống trả, cào vào mặt và khoét cổ Tassi.

Tiến sĩ Beaven nói: “Sau khi mọi chuyện kết thúc, Artemisia nhặt một con dao găm và ném vào Tassi”.

(Bức tranh “Judith Beheading Holofernes” (Judith cắt cổ Holofernes), 1612, do hoạ sĩ Artemisia Gentileschi vẽ. Ảnh: Wikimedia Commons. Bộ sưu tập: Bảo tàng Capodimonte, Naples)

Tiến sĩ Beaven cho biết, Artemisia sau đó đã hầu tòa chống lại Tassi, nhưng phiên tòa không xét xử tội hiếp dâm, thay vào đó là "về việc cha của Artemesia là Orazio Gentileschi đưa Agostino Tassi ra xét xử để ép hắn ta kết hôn với Artemesia".

"Vào những ngày đó, đó là cách họ nhìn nhận hiếp dâm - như thể việc thực sự đã hủy hoại khả năng kết hôn của cô ấy".

Ngay sau phiên tòa, Artemisia kết hôn với một người đàn ông Florentine và dấn thân vào sự nghiệp nghệ thuật tại thành phố mới.

Tiến sĩ Beaven cho biết Artemesia được biết đến nhờ khả năng thể hiện điêu luyện hình dáng và khuôn mặt phụ nữ, đồng thời thường được giao vẽ những câu chuyện trong Kinh thánh về những người phụ nữ anh hùng, chẳng hạn như Thánh Catherine và vụ cưỡng hiếp Lucretia.

Beaven nói: “Tôi nghĩ mọi người đều đồng ý rằng Artemisia mang đến một cái nhìn khác cho người phụ nữ mạnh mẽ.

Các ủy ban tôn giáo đã đưa Artemisia đến Rome, Florence, Venice và Naples, và rồi sau này, hoạ sĩ được vua Charles đệ nhất mời đến London.

(Bức chân dung tự hoạ vẽ Artemisia Gentileschi đang chơi nhạc cụ, 1617. Ảnh: Wikipedia. Bộ sưu tập: Bảo tàng nghệ thuật Wadsworth Atheneum, Hartford, Connecticut.)

Lucretia, hơn bao giờ hết

Đối với Tiến sĩ Beaven, tác phẩm lớn của Artemisia Gentileschi miêu tả nữ anh hùng huyền thoại Lucretia là một trong những tác phẩm quý giá nhất trong phòng triển lãm tranh.

Tiến sĩ Beaven nói: “Không có bức tranh nào của Artemisia trong các bộ sưu tập công cộng ở Úc. Bức tranh đặc biệt này đã được rất ít người nhìn thấy kể từ khi nó được vẽ và chưa bao giờ được nhìn thấy trước đây ở Úc”.

Tác phẩm nghệ thuật này kể về vụ cưỡng hiếp và tự sát sau đó của Lucretia, gây ra một cuộc nổi loạn và cuối cùng dẫn đến việc giải phóng Rome và thành lập Đế chế La Mã.

Artemisia đã vẽ Cảnh Lucretia tự sát bốn lần trong suốt cuộc đời mình.

(Khu vực triển lãm cuối cùng của triển lãm “Emerging From Darkness” tại phòng triển lãm nghệ thuật Hamilton. Ảnh: ABC News: Emily Bissland)

Tiến sĩ Beaven nói rằng giống như nhiều nữ nghệ sĩ nổi tiếng nhưng bị lãng quên khác, Artemisia đã phải chờ quá lâu đến mức không còn cơ hội được trở lại ánh đèn sân khấu.

“Trong trường hợp của Artemisia, hoạ sĩ đã trở nên vô cùng nổi tiếng vào thế kỷ 17,” Beaven nói.

"Artemisia là một nhân vật nổi tiếng, sau đó gần như bị lãng quên hoàn toàn và được khám phá lại vào thế kỷ 20".

Ngày nay, Artemisia là một trong những nữ nghệ sĩ trường phái Baroque được ghi nhận nhiều nhất. Hoạ sĩ là người phụ nữ đầu tiên được phép gia nhập Học viện Nghệ thuật Vẽ ở Florence và được coi là họa sĩ bậc thầy của thế kỷ 17.

Tiến sĩ Beaven nói: “Chúng ta đang ở thời điểm mà những bức tranh của phụ nữ đang được đưa ra khỏi kho của các phòng trưng bày nghệ thuật trên khắp thế giới, và điều đó thực sự thú vị, thực sự có nhiều thứ hơn chúng ta tưởng”.

Triển lãm “Emerging From Darkness” được trưng bày tại Hamilton Gallery cho đến ngày 14/4.

Xem thêm phần 1 tại đây

Xem thêm phần 2 tại đây

 

Biên dịch: Huyền Trịnh

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư