Phòng trưng bày nghệ thuật Hamilton tôn vinh các nữ nghệ sĩ người Ý thế kỷ 16: Gentileschi, Anguissola và Fontana (P2)

Phòng trưng bày nghệ thuật Hamilton tôn vinh các nữ nghệ sĩ người Ý thế kỷ 16: Gentileschi, Anguissola và Fontana (P2)

Bởi Hà Trang 16/02/2024

Được trả công bằng kim cương

Sofonisba đã trở thành một họa sĩ vẽ chân dung nổi tiếng ở quê nhà Cremona đến nỗi hoạ sĩ được mời đến triều đình của Vua Philip đệ nhị của Tây Ban Nha và làm cung nữ cho người vợ thứ ba của ông, Elizabeth xứ Valois.

Khi ở đó, Sofonisba đã dạy kỹ thuật vẽ tranh cho cô bé được số phận định đoạt sẽ trở thành vợ của nhà vua. 

Sofonisba cũng được giao nhiệm vụ vẽ tranh cho một số thành viên của gia đình hoàng gia và được thưởng những món quà xa hoa là đồ trang sức. Bức tranh chân dung hoàng tử của Sofonisba đã lấy được trả công bằng một viên kim cương lớn.

Theo thời gian, nhà vua ngày càng yêu mến Sofonisba đến mức tổ chức hôn lễ cho Sofonisba và còn cấp cho nữ họa sĩ cả của hồi môn.

(Sofonisba Anguissola vào năm 1565 vẽ bức tranh chân dung nữ hoàng Elisabeth của xứ Valois, Tây Ban Nha. Ảnh: Wikimedia Commons. Bộ sưu tập nghệ thuật: Museo del Prado)

Sofonisba và Rubens

Trong Phòng triển lãm nghệ thuật Hamilton, bức tranh chân dung giám mục của Sofonisba có một vị trí quý giá cùng với Rubens.

Ông Benson nói rằng hai tác phẩm được treo cùng nhau vì chúng có mức độ xuất sắc như nhau.

“The Rubens là một bức tranh nổi tiếng thế giới, một trong những bức tranh Rubens đẹp nhất cả nước,” ông nói. “Tác phẩm nghệ thuật này được kết hợp với bức tranh chân dung của Sofonisba vì Sofonisba Anguissola chủ yếu là một họa sĩ vẽ chân dung và những bức chân dung của nữ hoạ sĩ này rất đặc biệt”.

Benson cho biết: “Và tất cả các nữ nghệ sĩ trong thời kỳ này, họ cố gắng thoát ra khỏi định kiến đã bị áp đặt hàng thế kỷ lên các các nghệ sĩ nữ. Do vậy, Sofonisba thực sự phải tài giỏi hơn cả đàn ông để đạt được thành công".

(Tại phòng trưng bày nghệ thuật Hamilton, một bức tranh chân dung tự hoạ của Peter Rubens (1623) được treo bên cạnh bức tranh chân dung của một giám mục do hoạ sĩ Sofonisba Anguissola sáng tác năm 1556. Ảnh: ABC News)

Lavinia, một kẻ lập dị

Lavinia Fontana sinh năm 1552 và thật đáng kinh ngạc đối với thời đại bấy giờ, hoạ sĩ nhanh chóng trở thành trụ cột chính trong gia đình bằng cách bán tác phẩm nghệ thuật của mình.

Trong Phòng triển lãm tranh Hamilton, tác phẩm của Lavinia Fontana được treo bên cạnh một bức tranh tôn giáo lớn hơn của cha hoạ sĩ, người đã dạy Lavinia cách vẽ để cuối cùng hoạ sĩ có thể tiếp quản xưởng vẽ của ông.

Ông Benson cho biết thành công nghề nghiệp cuối cùng của Lavinia phụ thuộc vào cuộc hôn nhân của hoạ sĩ với một họa sĩ hạng dưới.

Ông Benson nói: “Lavinia kết hôn với một họa sĩ tầm thường tên là Gian Zappi. Người chồng khi đó trở thành người quản lý ủy quyền của Lavinia, để lách luật cấm phụ nữ tham gia buôn bán. Phụ nữ hầu như không có bất kỳ quyền tự do nào. Phụ nữ không thể ký kết các hợp đồng tài chính và vì vậy chồng Lavinia ấy đóng vai trò là người quản lý của hoạ sĩ và thay mặt hoạ sĩ Lavinia ký tất cả các hợp đồng”.

"Và trong một sự đảo ngược hoàn toàn về vai trò giới tính, người chồng trở thành người chăm sóc chính cho 11 đứa con của họ. Còn hoạ sĩ Lavinia gần như đã quay lại studio chỉ vài ngày sau khi sinh con."

(Bức tranh chân dung tự hoạ của Lavinia Fontana làm việc trong studio khi hoạ sĩ 27 tuổi. Ảnh: Wikimedia. Bộ sưu tập: Phòng triển lãm nghệ thuật Ufizi, Florence)

Trở thành 'It girl' của Bologna

Ban đầu, khách hàng của Lavinia là đàn ông, những người quen của cha hoạ sĩ, nhưng Lavinia cũng được biết đến với những bức tranh tôn giáo và vào năm 1584, Lavinia là người phụ nữ đầu tiên ở Ý vẽ tranh trên bàn thờ.

Trong thập kỷ thứ hai của sự nghiệp, Lavinia đã có chiến lược chuyển cả gia đình và xưởng vẽ nghệ thuật của mình vào trung tâm Bologna, gần các cung điện, vì vậy nữ hoạ sĩ chỉ cần bước ra ngoài cửa để được tiếp xúc với những khách hàng tiềm năng.

Trong trường hợp này, việc làm một người phụ nữ cuối cùng đã được đền đáp.

Phong cách lịch sự của thế kỷ 16 có nghĩa là ngay cả những phụ nữ quý tộc cũng có nguy cơ bị đồn thổi và phỉ báng nếu họ ngồi hàng giờ để xem một bức tranh chân dung do một người đàn ông vẽ, nhưng Lavinia không gặp rủi ro như vậy.

Hoạ sĩ Lavinia nhanh chóng trở thành "It girl" của Bologna, đặc biệt được yêu thích vì sự chính xác trong các chi tiết như ren, vải và đồ trang sức phức tạp - những dấu ấn quan trọng của thời trang và thể hiện tầng lớp xã hội của người mặc.

Với sự nhạy bén sắc như dao cạo trong kinh doanh, Lavinia tán tỉnh cái tôi của những khách hàng quý tộc của mình bằng cách biến họ trở thành cha mẹ đỡ đầu cho các con của hoạ sĩ hoặc đặt tên con gái theo tên họ.

Vào thời điểm Lavinia Fontana ở độ tuổi 50, hoạ sĩ đã nỗ lực hết mình để đạt đến đỉnh cao.

Ông Benson nói: “Lavinia nổi tiếng khắp thế giới, một nghệ sĩ được nhiều người săn đón và được mời đến Rome để làm việc cho Giáo hoàng với tư cách là một họa sĩ cung đình ở Vatican”.

“Đó hẳn là vị trí mà mọi nghệ sĩ làm việc ở Rome đều mong muốn. Chúng ta đang nói đến hàng trăm nghệ sĩ thực sự tuyệt vời. Vì vậy, hoạ sĩ Lavinia chắc chắn đáng được tôn trọng,” Benson nói.

Mặc dù là một nghệ sĩ thành công nhưng Lavinia qua đời ở tuổi 60 và bi thảm thay, chỉ có 3 trong số 11 người con của hoạ sĩ sống đến tuổi trưởng thành.

(Ở Rome, hoạ sĩ Latvinia đã vẽ tranh chân dung Bianca degli Utili Maselli cùng với sáu đứa con vào năm 1605. Ảnh: WikArt, Sotherby's)

 

Xem thêm phần 1 tại đây

Xem thêm phần 3 tại đây

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư