Louise Bourgeois, Dan Flavin, Alice Neel và Francis Picabia là một vài trong số những hoạ sĩ đột phá từ thời quá khứ không xa có tác phẩm xuất hiện tại Miami năm nay.
Phòng trưng bày Schoelkopf
Tác phẩm Đồi, Suối và Trăng (1916–17)
Năm 1916, Georgia O'Keeffe gia nhập bộ phận của Đại học Texas A&M ở Amarillo, nơi hoạ sĩ đã có một góc nhìn mới và được truyền cảm hứng từ phong cảnh rộng lớn của The Texas Panhandle. Trong một lá thư từ mùa thu năm ấy, O'Keeffe viết: 'Đêm qua tôi yêu ánh sao - bóng tối - làn gió và đất liền là các dải dặm bóng tối - to lớn một cách kỳ diệu - giữa bóng tối và ánh sao theo sau là màn đêm chuyển động.' Tại thị trấn Canyon, cách đó 20 dặm về phía tây, bà đã thực hiện một loạt tranh màu nước đầy sắc màu, thể hiện trạng thái căng tràn sinh khí và sự yêu thích của bà đối với phong cảnh Texas. Một trong những tác phẩm như vậy là Đồi, Suối và Trăng (1916–17), mô tả một ngọn đồi hình vòng cung nằm giữa một dòng sông xanh uốn lượn, những tán cây lốm đốm và một mảng trăng màu hồng đào.
Georgia O’Keeffe, Đồi, Suối và Trăng, 1916–17. Thuộc sở hữu của hoạ sĩ và phòng trưng bày Schoelkopf.
Phòng trưng bày Victoria Miro
Tác phẩm chân dung Georgie Neel (1955)
Là một trong những họa sĩ tượng hình tiêu biểu nhất của thế kỷ 20, Alice Neel đã tạo ra những bức chân dung về bạn bè, gia đình, hàng xóm và người quen của bà, những bức chân dung này có thể nhận ra ngay lập tức nhờ các điểm riêng biệt của họ. Thời gian trôi qua và sự đồng cảm đối với những đối tượng của bà có thể cảm nhận được trong từng nét vẽ. Georgie Neel (1955) là một bức chân dung con trai của anh trai danh hoạ. Tại góc xa hướng hoạ sĩ đang vẽ, Georgie ngồi trên ghế với vẻ mặt nghiêm túc và khoanh tay trong lòng. Đây là một trong những bức chân dung được dựng lại rất nhiều của Neel; nền bức tranh gợi lên một màu xanh lam và màu nâu sẫm, những điểm nhấn tinh tế trên trán, mũi và tai của Georgie lại lột tả chất lượng ánh sáng trong phòng xung quanh họ.
Alice Neel, bức tranh chân dung Georgie Neel, 1955. Thuộc sở hữu của hoạ sĩ và phòng trưng bày Victoria Miro.
Phòng triển lãm nghệ thuật Yares
Tác phẩm Dải tầng màu sắc (1967)
Một nhân vật quan trọng trong phong trào Trường màu, Kenneth Noland đã sử dụng các bố cục đơn giản và hình dạng phẳng để khám phá mối quan hệ hài hòa giữa sắc màu. Những tác phẩm của ông sử dụng các thành phần vật liệu cơ bản của chúng là bột màu được áp dụng cho toan canvas trải dài trên giá đỡ. Bởi vì Noland coi các góc cạnh của bức tranh cũng quan trọng như phần trung tâm, nên ông thường đề cập rõ ràng đến tính chất giãn ra của chúng. Dài gần 13 feet, Dải tầng màu sắc (1967) là một tập hợp tối thiểu các dải phẳng màu vàng chanh, hồng bụi, kem và xanh lá cây trải thẳng trên canvas. Được sắp xếp một cách có trật tự – mỗi sắc độ được phân bổ không gian thích hợp để tỏa sáng – các màu sắc dường như ngân nga trong một bản hợp xướng; có lẽ là nhạc nền khi nhìn thấy phong cảnh mùa hè thoáng qua từ cửa sổ của một chiếc ô tô lướt nhanh qua.
Kenneth Noland, Tác phẩm Dải tầng màu sắc, 1967. Thuộc sở hữu của hoạ sĩ và phòng trưng bày nghệ thuật Yares.
Xem thêm phần 1 tại đây
Xem thêm phần 3 tại đây
Biên dịch: Vũ
Biên tập: Hiếu Nguyễn
https://www.artbasel.com/stories/twentieth-century-masterpieces-art-basel-miami-beach-2022