Ngoài sự phát triển của thế giới nghệ thuật mới và các xu hướng mới nổi, Art Basel Miami Beach cũng trưng bày các tác phẩm đặc biệt từ thế kỷ trước. Dưới đây, là những câu chuyện đằng sau những tác phẩm tuyệt vời này.
Phòng trưng bày 1900–2000
Tác phẩm En agissant nous oublions (1946–47)
Scandal dường như theo Francis Picabia đến bất cứ đâu. Sinh ra tại Paris năm 1879, ông được biết đến như một kẻ chuyên gây rối, trong khi theo đuổi những tư tưởng cấp tiến, dàn dựng các vở ba lê, vẽ tranh từ các tạp chí hạng xoàng để bán ra nước ngoài, viết thơ khiêu dâm và có một thời gian ngắn theo Chủ nghĩa Siêu thực trước khi lên án nó vào năm 1921. Ông là một nhân vật chính trong phong trào Dada và đã khám phá nhiều phong cách trong tác phẩm của mình, từ nghệ thuật cắt dán theo trường phái Lập thể đến hình ảnh cơ học. Bức tranh đẹp như mơ En agissant nous oublions, tựa đề có nghĩa là 'bằng hành động mà chúng ta quên đi', được thực hiện trong những năm sau chiến tranh khi Picabia gạt bỏ hình tượng sang một bên. Trong đó, một hình dạng trừu tượng bóng mờ được bao quanh bởi một hào quang màu tím bí ẩn.
Francis Picabia, tác phẩm En agissant nous oublions, 1946–47. Thuộc sở hữu của hoạ sĩ và Phòng trưng bày 1900-2000.
Phòng trưng bày Edwynn Houk
Tác phẩm Cạnh bên (John Bovingdon, Vũ công) (1929)
Năm 1901 tại Seattle, khi mới 18 tuổi, Imogen Cunningham rời đi với chiếc máy ảnh đầu tiên của mình. Trong bảy thập kỷ sau đó, bà đã thể hiện sự cống hiến phi thường cho nhiếp ảnh, tiến hành nghiên cứu sâu rộng về các quá trình hóa học và khả năng thực hành nghệ thuật của công cụ. Hình ảnh bà tạo ra đã đi trước thời đại; những bức ảnh về thực vật học, phong cảnh và ảnh khỏa thân của bà vừa sâu sắc, gợi cảm vừa tinh tế. Được trưng bày tại không gian của Phòng trưng bày Edwynn Houk, bức ảnh thân mật bạc gelatin chia tỷ lệ cho thấy thân hình gập lại của vũ công John Bovingdon, người trong Thế chiến thứ hai, đã bị đào thải một cách bất công khỏi công việc của mình với tư cách là một nhà phân tích kinh tế sau khi cấp trên nghe được tin đồn rằng ông từng là một vũ công ba lê và từng trong các hiệp hội Cộng sản. Tấm ảnh là một món quà cho Lee Witkin, đại lý nhiếp ảnh của Cunningham; ở phần lề, Cunningham ghi 'Dành tặng Lee mãi mãi / IC'.
Imogen Cunningham, tác phẩm Cạnh bên (John Bovingdon, Vũ công), 1929. Thuộc sở hữu của nghệ sĩ và Phòng trưng bày Edwynn Houk.
Phòng trưng bày Edward Tyler Nahem
Tác phẩm Không tiêu đề (1970)
Nhìn vào tác phẩm của Kenneth Young, không có gì ngạc nhiên khi biết rằng hoạ sĩ này đã từng là một nhà khoa học. Ở trường cao học tại Louisiana - với tấm bằng vật lý và bằng kỹ sư hóa học đang chờ đợi - ông gặp nhóm hoạ sĩ Da màu ở địa phương Gallery Enterprise và chuyển ngành. Sau khi tốt nghiệp, ông chuyển đến Washington, D.C. vào những năm 1960 và làm việc trong 35 năm với tư cách là nhà thiết kế triển lãm tại Viện Smithsonian, vẽ tranh trong thời gian rảnh rỗi. Tại không gian của Edward Tyler Nahem, Không tiêu đề (1970) bao gồm các chất lỏng màu xanh lam đục, chanh, xanh ngọc và ô liu, chảy về phía chính giữa của toan vải. Gần giống như một hình ảnh hiển vi của thực hành sinh học, một loạt các chuyển động của tế bào.
Kenneth Young, tác phẩm Không tiêu đề, 1970. Thuộc sở hữu của hoạ sĩ và phòng trưng bày Edward Tyler Nahem.
Phòng trưng bày Michael Rosenfeld
Tác phẩm Chúa ra đời (1961)
Trong tác phẩm của Bob Thompson cái cũ được gặp cái mới. Lấy cảm hứng từ nhạc jazz, hoạ sĩ người Mỹ đã thổi một sức sống mới vào biểu tượng, chủ đề và các tác phẩm của Những Bậc Thầy Cổ Xưa bằng cách vẽ cảnh truyền thống bằng màu sắc biểu cảm và tạo mặt phẳng không đều. Thompson đã có một di sản tuyệt vời trong sự nghiệp ngắn ngủi của mình, vẽ hơn 1.000 bức tranh và bản phác hoạ trước khi qua đời tại Rome ở tuổi 29. Ảnh hưởng của âm nhạc thể hiện rõ qua sự lặp lại nhịp nhàng trong các hình ảnh và màu sắc hài hòa của bức tranh Chúa ra đời (1961), mô tả một tập hợp các nhân vật không có khuôn mặt tại khung cảnh ngoài trời. Một số khỏa thân và những người khác mặc áo choàng, những hình vẽ được thể hiện dưới dạng các khối màu phẳng với các nét vẽ có thể nhìn thấy được. Giống như những cảnh Chúa giáng sinh truyền thống, mọi người tập trung về phía một nhân vật trông trẻ, trong khi ở phía xa, lại có một con đường quanh co dẫn trở lại những ngọn đồi.
Bob Thompson, Tác phẩm Chúa ra đời, 1961. Thuộc sở hữu của hoạ sĩ và phòng trưng bày Michael Rosenfeld.
Xem thêm phần 2 tại đây
Xem thêm phần 3 tại đây
Biên dịch: Vũ
Biên tập: Hiếu Nguyễn
https://www.artbasel.com/stories/twentieth-century-masterpieces-art-basel-miami-beach-2022