Lee Bul thực sự là một nghệ sĩ độc đáo và sáng tạo nhất trong thế hệ của cô ấy. — Ralph Rugoff
Cha mẹ cô là những nhà hoạt động cánh tả thường xuyên bị cảnh sát săn lùng, buộc gia đình cô phải chuyển nhà ít nhất mỗi năm một lần. Đôi khi cảnh sát xông vào nhà, xới tung mọi thứ để tìm những quyển sách bị cấm ban hành. Vào những năm 1970, cha mẹ cô có lúc còn bị bỏ tù- mẹ cô đã có khoảng thời gian ba năm trong đó, để lại Lee ở tuổi thiếu niên chăm sóc em trai và em gái của mình.
Cuộc sống cũng chẳng dễ dàng hơn khi cô ở trường. Lee thuận tay trái, điều này đã bị kỳ thị vào thời điểm đó bởi cách mê tín thái quá, đặc biệt là ở nhiều xã hội châu Á coi đó là một dấu hiệu của sự xui xẻo. Các giáo viên sẽ trói tay trái của cô ra sau lưng, đôi khi trong nhiều giờ liên tục, buộc cô ấy phải sử dụng tay phải của mình. Dường như bất cứ nơi nào cô đến, đều có những người cố gắng áp đặt những hạn chế cả về thể chất và tinh thần lên Lee, lên cơ thể, suy nghĩ của cô ấy và gia đình cô ấy.
Một trong những tác phẩm điêu khắc của Lee treo trước bảng sắp xếp thiết kế (Ảnh: Tim Franco cho Tatler Hong Kong)
Lee thường làm việc với các loại hạt và những vật liệu lấp lánh khác để tạo nên tác phẩm nghệ thuật vị lai của mình (Ảnh: Tim Franco cho Tatler Hong Kong)
Bước đột phá
Vì vậy, sau khi Lee tốt nghiệp với tấm bằng nghệ thuật năm 1987, cùng năm mà các cuộc bầu cử dân chủ được áp dụng lại ở Hàn Quốc, cô đã muốn thoát ra. Bắt đầu tạo ra thứ mà cô mô tả là “tác phẩm điêu khắc mềm mại”- những bộ trang phục phồng lên, giống như bộ đồ khí với nhiều cánh tay và các phần chi tiết phụ khác. Một số được trang trí bằng tôm hùm, trong khi những chiếc khác trang trí lấp lánh bằng kim sa. Lee sẽ mặc các bộ trang phục này cho những sự kiện huyên náo, trong đó cô sẽ nói hoặc hô to trước mặt khán giả, buộc mọi người phải tập trung về phía mình. Bản thân những bộ trang phục hay màn trình diễn đều có thể được coi là nỗ lực của Lee nhằm chiếm lĩnh không gian theo nghĩa đen và tượng trưng theo cách mà cô đã bị từ chối: với tư cách là một phụ nữ ở Hàn Quốc gia trưởng và đặc biệt là con của những người bất đồng chính kiến đang chạy trốn, Lee dành phần lớn cuộc đời mình để cố gắng trở nên vô hình. Hình ảnh về những buổi biểu diễn đầy cảm xúc và đôi khi theo cách rất bản năng này là một điểm quan trọng của cuộc triển lãm mới tại Bảo tàng Nghệ thuật Seoul.
Nhiều màn trình diễn của Lee đã gây tai tiếng vào thời điểm đó. Jin Kwon, giám tuyển của sự kiện Lee Bul: Điểm khởi đầu, cho biết: “Những buổi biểu diễn đưa cơ thể người phụ nữ vào để biểu đạt chỉ có thể mang tính chất chính trị”. Nhưng Lee sẽ không im lặng. Các buổi biểu diễn của cô ngày càng trở nên cực đoan hơn, với một số trong đó đề cập rõ ràng đến những cuộc đấu tranh của cô khi sống trong một xã hội phân biệt giới tính do nam giới kiểm soát. Năm 1989, cô thực hiện một tác phẩm mới, Phá thai, ở đó cô treo ngược người, khỏa thân trước khán giả và kể lại những trải nghiệm của bản thân về những thủ tục lúc đó còn bất hợp pháp. Phá thai chỉ được hợp pháp hóa ở Hàn Quốc vào tháng Giêng năm nay. Kwon nói: “Những câu hỏi 30 năm tuổi trong các tác phẩm nghệ thuật của cô ấy vẫn còn hiện diện cho đến ngày nay”. “Sự phân biệt đối xử với phụ nữ đang phổ biến ở Hàn Quốc”. Định kiến về vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội vẫn còn phổ biến. Không chỉ ở Hàn Quốc, nhiều nơi trên thế giới vẫn đang sống với những vấn đề về cái nhìn của nam giới và sự đại diện của phụ nữ”.
Các dụng cụ để thực hành của Lee (Ảnh: Tim Franco cho Tatler Hong Kong)
Những bông hoa khô được sắp xếp gọn gàng mà đôi khi Lee đưa vào tranh của mình (Ảnh: Tim Franco cho Tatler Hong Kong)
Rugoff cũng bị ấn tượng tương tự bởi cách Lee chỉ trích chủ nghĩa phân biệt giới tính. Ông nói: “Cô ấy là một ví dụ đầy cảm hứng về một nghệ sĩ can đảm không kém trong những mối quan tâm mà cô khám phá và trong các tạo hình thẩm mỹ của mình. “Những màn trình diễn ban đầu của cô đối mặt với sự áp bức của phụ nữ và sự kiểm soát của xã hội đối với cơ thể họ”.
Bản thân Lee không muốn thảo luận về bất bình đẳng giới ở Hàn Quốc ngày nay, hoặc liệu những nhân vật cũ của cô có còn phù hợp như những năm 80 hay không. Nổi tiếng là người kín tiếng, cô nói rằng muốn để nghệ thuật của mình được giải thích cởi mở, vì vậy những người đến phòng trưng bày có thể hiểu theo cách họ chọn. Nhưng cô gợi ý lý do tại sao, vào cuối những năm 1990, cô chuyển từ trình diễn sang điêu khắc. Lee nói: “Một phần khiến tôi bị thu hút lúc ban đầu đối với nghệ thuật trình diễn là [sự tập trung] vào cơ thể con người. “Tầm nhìn mà con người cố gắng thể hiện thông qua thể chất của họ là mối quan tâm thường xuyên đối với tôi”.
Con người không ngừng tìm kiếm sự hoàn hảo về thể chất thông qua tập thể dục, đếm calo, thuốc giảm cân, tẩy lông, phẫu thuật thẩm mỹ và vô số sản phẩm làm đẹp là điều mà Lee đã từ chối với những màn trình diễn táo bạo của mình, nhưng nỗi ám ảnh của mọi người về ngoại hình vẫn là một trong những mối quan tâm lớn nhất của cô. Năm 1997, cô bắt đầu thử nghiệm điêu khắc truyền thống, tạo ra những bức tượng nữ lai người máy bằng silicon có kích thước như người thật nhưng có tỷ lệ đầy khác biệt. Với thân hình đồng hồ cát được lý tưởng hóa, làn da trắng như đá cẩm thạch và các đặc điểm của người máy, tác phẩm đề cập đến cả tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại và truyện tranh Nhật Bản gợi tình, đồng thời đặt ra câu hỏi làm thế nào một ngày nào đó con người có thể sử dụng công nghệ để theo đuổi cái đẹp.
Các tác phẩm điêu khắc của Lee thường đề cập đến kiến trúc, đặc biệt là các phong trào thiết kế không tưởng của thế kỷ 20 (Ảnh: Tim Franco cho Tatler Hong Kong)
Xem thêm phần 1 tại đây
Xem thêm phần 3 tại đây
Biên dịch: Vũ
Biên tập: Hiếu
https://www.tatlerasia.com/culture/arts/hk-lee-bul-exhibition-seoul-museum-of-art?gallery=true&slide=0&type=carousel