Ý thức đi tìm nơi mình thuộc về trong tranh của Jammie Holmes (P1)

Ý thức đi tìm nơi mình thuộc về trong tranh của Jammie Holmes (P1)

Bởi Hà Trang 09/03/2023

Thay vì tái hiện những nhân vật bí ẩn, họa sĩ Jammie Holmes quá hiểu những người anh vẽ trong các bức tranh của mình. Đó là bạn bè của anh, hoặc chính là hình ảnh phản chiếu của tác giả trong đó.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, họa sĩ 38 tuổi cho biết tác phẩm của mình dựa trên quá trình trưởng thành của anh ở Thibodaux, Louisiana. Đó là thị trấn diễn ra cuộc đình công lịch sử và đẫm máu của tầng lớp công nhân do Người da màu lãnh đạo vào năm 1887. Có rất nhiều chi tiết khủng khiếp mới được tiết lộ gần đây, bên ngoài hồ sơ công khai chính thức. Theo nguồn dữ liệu đó, họa sĩ tìm thấy nguồn cảm hứng sáng tạo nhưng cũng luôn cảm giác mắc nợ mảnh đất miền Nam này. Luôn có một câu hỏi lặp đi lặp lại trong tiềm thức của Holmes, là “Tôi thuộc về nơi nào?”

Chương trình trưng bày nghệ thuật mới nhất có tên “SomewhereinAmerica” tại Various Small Fires ở Los Angeles của nam họa sĩ đánh dấu nỗ lực trả lời câu hỏi trên bằng cách đi theo dòng thời gian từ nơi Holmes sinh ra đến Thibodaux. Triển lãm được hoan nghênh đặc biệt và đồng thời được tổ chức thêm tại Marianne Boesky ở New York vào năm ngoái. Vào tháng 1 vừa qua, Holmes đã nhận được học bổng từ Gordon Parks Foundation, một bằng khen được trao cho các họa sĩ giải quyết các vấn đề tương ứng với tên giải thưởng.

Trước khi trở thành một họa sĩ toàn thời gian vào năm 2019, Holmes đã làm việc tại một mỏ dầu ở Louisiana trong một thập kỷ. Trong trí nhớ của họa sĩ, nạn phân biệt chủng tộc lan tràn trong giới công nhân khi đó. Và gần đây, khi đến thăm nhà của một nhà sưu tập nghệ thuật da trắng, anh ấy bắt gặp một hình ảnh đáng lo ngại với sắc thái phân biệt chủng tộc. Nhưng không quay lưng lại với vấn đề này, anh bắt đầu lui tới các cửa hàng đồ cũ và bắt đầu thu thập những kỷ vật thời Jim Crow ở Texas, chẳng hạn như những bức tượng nhỏ, hiện đang lấp đầy một phần xưởng vẽ của anh. Những đồ vật này được đưa vào các tác phẩm gần đây nhất của anh ấy.

“Tôi muốn đưa chúng ra ngoài ánh sáng, cho chúng một cuộc sống mới. Tôi sẽ tìm kiếm và sẽ tái sử dụng nó,” họa sĩ chia sẻ.

Trong tác phẩm “Still at the Wrong Table” (2022), những bó nho, cá chết và thú đi săn được bày trên bàn ăn tối của hai người đàn ông da màu mặc vest xanh đang miễn cưỡng nâng những chiếc cốc rỗng trong bữa tiệc chúc mừng. Tính phân biệt chủng tộc trong bức tranh này nằm ở chỗ một người đàn ông đưa tay ra bức tượng nhỏ bằng sữa mẹ, trong khi ở hậu cảnh, những bức tranh biếm họa của minstrel xuất hiện với những chiếc răng mạ vàng nở ra từ những bông hoa. Bên cạnh đó là bức chân dung tự họa, “Huey's Rug” (2022), mô tả họa sĩ ngồi trên cầu thang với hai tay chắp lại. Hai tác phẩm được đặt cạnh nhau mang đến ngụ ý rằng Holmes không thể tách rời khỏi vấn đề đang còn tồn tại sâu sức trong lòng nước Mỹ.

“Tôi đang ăn rất ngon, nhưng có một bức chân dung tự họa của tôi đang ngồi trên cầu thang chứ không phải ở chiếc bàn đó. Tại sao tôi vẫn cảm thấy thoải mái khi ăn giữa những người không có gì? Tôi nhận ra mình không điên, tôi không ở trên một hòn đảo. Tôi đang vẽ những gì tôi hiểu. Tôi không muốn loại họ ra khỏi bức tranh," Holmes nói.

Xem thêm phần 2 tại đây

 

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Nguyễn Hiếu

https://www.artnews.com/art-news/artists/jammie-holmes-paintings-various-small-fires-1234657924/

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư