Tom Strychacz mang vẻ đẹp thiên nhiên nước Anh đến Phòng trưng bày nghệ thuật Benicia

Tom Strychacz mang vẻ đẹp thiên nhiên nước Anh đến Phòng trưng bày nghệ thuật Benicia

Bởi Hà Trang 28/03/2024

Thoạt nhìn, phong cảnh hiện lên trong các bức tranh của hoạ sĩ Tom Strychacz giống như một trò chơi ghép hình giới thiệu kho tàng tác phẩm đồ sộ của của hoạ sĩ Charles Wysocki.

Nhưng trong khi các bức tranh của hoạ sĩ Wysocki chỉ có xu hướng nhìn về quá khứ thì những gì người xem có thể cảm nhận được qua tranh của hoạ sĩ Strychacz là có vẻ như nghệ thuật của người hoạ sĩ này bị mắc kẹt giữa quá khứ và hiện tại, giữa hiện đại và truyền thống.

Cảm giác ấy dường như được gói gọn trong triển lãm đang diễn ra của hoạ sĩ Strychacz tại Thư viện Benicia ở California, Mỹ, có tên gọi “TWIXT: Soulscapes on Oil,” (TWIXT: Cảm xúc tâm hồn trên sơn dầu). Ba mươi bức tranh của Strychacz được treo bên trong phòng trưng bày nghệ thuật của thư viện cho đến ngày 5 tháng 4, đưa người xem đến thăm những địa điểm nổi tiếng như Quận English Lake và qua Thung lũng Napa.

Những cảnh quan, màu sắc sống động của những địa điểm có thật được Strychacz đưa vào tranh để thể hiện một ý niệm rằng Strychacz muốn vẽ ra những hình ảnh thật đẹp đẽ của cảnh quan đó hơn là việc vẽ nên một khung cảnh được lý tưởng hóa. Strychacz nói: “Tôi thấy cảnh sắc đó lãng mạn theo nghĩa là chúng ta có thể cảm nhận được những giá trị và vẻ đẹp của cảnh quan đó”.

Hoạ sĩ Strychacz nói: “Tôi không lớn lên trong những khung cảnh mà tôi vẽ. Xuất thân từ một thành phố công nghiệp ở Anh, hoạ sĩ Strychacz đến Mỹ khi mới 22 tuổi. Năm 1988, hoạ sĩ bắt đầu giảng dạy Văn học Mỹ tại trường Mills thuộc Đại học Đông Bắc ở Oakland.

(Triển lãm “TWIXT: Soulscapes on Oil” của hoạ sĩ Tom Strychacz sẽ được diễn ra đến đầu tháng 4. Ảnh: timesheraldonline.com)

Mặc dù có một số sự kết hợp với chữ viết trong các bức tranh của mình, Strychacz coi hai mục tiêu theo đuổi của mình gần như hoàn toàn không liên quan đến nhau. Hoạ sĩ mô tả công việc học thuật của mình là rất trừu tượng và bí truyền, bức tranh của Strychacz hoàn toàn mang tính chất của “não trái” - được phân tích kỹ càng, được cân đo đong đếm, được đặt vào trật tự.

“Bộ não của tôi chuyển sang trạng thái nhịp nhàng và thực sự không liên quan gì đến suy nghĩ,” hoạ sĩ Strychacz nói. “Những câu chuyện của tôi vẫn được tiếp diễn, vẫn được truyền tải, nhưng tôi nghĩ trải nghiệm thực tế khi thực hiện các bức tranh là một điều hoàn toàn khác.”

Đối với Strychacz, nghệ thuật và hội họa chưa bao giờ là một hoạt động học thuật mà là một hoạt động trải nghiệm.

“Tôi học rất kém môn nghệ thuật ở trường trung học,” hoạ sĩ nhớ lại. “Bức vẽ của tôi không giống chiếc xe máy, chủ đề mà hồi đó học sinh chúng tôi được giao.”

Strychacz đã từng được giáo viên mỹ thuật khuyên là nên từ bỏ hội hoạ. Hoạ sĩ đã không chạm vào cọ cho đến 15 năm sau, khi vợ hoạ sĩ tặng ông một bộ sơn dầu.

“Tôi không muốn phải nghiên cứu xem là mình sẽ phải làm việc này theo cách này hay theo cách khác ,” hoạ sĩ Strychacz nói. “Thứ tôi muốn là bắt tay vào làm luôn đi. Cách thức này đôi khi có hiệu quả, đôi khi thì lại không.”

Sau khi cảm thấy không hài lòng với một bức tĩnh vật vẽ quả táo và quả chuối, Strychacz đã gác lại việc vẽ và sau đó vài năm, Strychacz đã cầm bút trở lại để vẽ một ngôi biệt thự cổ mà vợ chồng hoạ sĩ đã từng đến thăm. Và lần này, sự nghiệp hội hoạ của hoạ sĩ đã cất cánh.

“Lần đó phương thức của tôi đã có tác dụng,” hoạ sĩ Strychacz nói. “Có lẽ vì tôi có nhiều tình cảm gắn bó với hội hoạ hơn”.

Kể từ đó, Strychacz đã tìm thấy vô số nguồn cảm hứng từ việc đi du lịch, định hình nghệ thuật của mình, và thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật đó trên canvas.

Hoạ sĩ Strychacz nói: “Đôi khi cách thức của tôi hiệu quả, đôi khi thì không. Mặc dù nghệ thuật của hoạ sĩ rất hiếm khi thể hiện chính xác một điều gì đó, nhưng những bức tranh luôn chứa đựng một cảm xúc mơ hồ từ những gì hoạ sĩ nhìn thấy.

Ví dụ, một chuyến viếng thăm Bolinas đã trở thành nguồn cảm hứng để hoạ sĩ vẽ một loạt các bức tranh về bờ biển.

Hoạ sĩ Strychacz nói: “Mọi thứ mang một cuộc sống khác khi tôi suy ngẫm về những thứ đó, những thứ vốn đã tồn tại từ rất lâu rồi. Hình ảnh những dòng sông lộng gió và những bờ sông được bao phủ bởi vườn nho trĩu trịt ở Đức đến với hoạ sĩ 20 năm sau khi Strychacz đến thăm những nơi đó, truyền cảm hứng cho một phiên bản của khung cảnh trên tranh.

Strychacz nhận thấy nghệ thuật của mình vừa kỳ lạ vừa đẹp đẽ. Các yếu tố vui nhộn như biểu tượng, tên bài hát và các chi tiết độc đáo khác mang lại cảm giác thích thú cho những người quan sát kỹ càng. Trích lời vợ mình, Strychacz nói rằng đây là “những bức tranh thú vị khi người xem muốn chiêm ngưỡng và dạo quanh cảnh quan”. Và đó cũng chính là kết quả cuối cùng mà Strychacz mong muốn đạt được. Hoạ sĩ ấy không chỉ muốn người xem đứng ngắm nhìn từ xa mà còn muốn họ có thể xác định được những câu chuyện nhỏ đang diễn ra bên trong.

Ngay cả khi việc làm chủ màu sắc của hoạ sĩ đã tiến triển qua nhiều năm, Strychacz vẫn luôn vẽ những chi tiết đó. Trong một bức tranh vẽ cảnh khai trương dinh thự, hoạ sĩ Strychacz đã vẽ một bàn tay đưa ra ngoài cửa sổ ném một chiếc máy bay giấy để đưa con trai hoạ sĩ vào ký ức đó một cách thật vui vẻ.

Kết quả là, Strychacz cảm thấy mình có tình cảm gắn bó sâu sắc với những tác phẩm hội họa, bởi những bức tranh đó không chỉ có những tháng ngày làm việc của hoạ sĩ mà ẩn chứa bên trong đó còn có những mảnh ghép cuộc đời của chính người hoạ sĩ ấy.

 

Biên dịch: Huyền Trịnh

Nguồn: https://www.timesheraldonline.com/2024/03/26/tom-strychacz-brings-the-landscapes-of-england-to-benicia-art-gallery/

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư