Những tác phẩm hội họa và điêu khắc mới của Wiley được sáng tác từ năm 2021 đến năm 2022 càng nhấn mạnh ý đồ trong các tác phẩm cũ của họa sĩ ngày càng rõ ràng hơn. “An Archaeology of Silence” là một ví dụ điển hình nói rõ rằng việc tính toán lịch sử không thể đơn giản như việc thay thế các nhân vật chính của Người da màu vào các câu chuyện và sáng tác được xây dựng dựa trên chủ nghĩa đế quốc và chống Người da màu.
Bức tranh "Young Tarentine I" (Babacar Mané) (2022)
Tác phẩm nghệ thuật mới nhất này diễn giải lại những cảnh tử đạo, chiến tranh và giấc ngủ trong kinh điển lịch sử nghệ thuật châu Âu. Trong phần triển lãm này, ít nhiều cảnh phim “Down” (2007–09) được tái hiện lại: những bức tranh rực rỡ về các nhân vật Da màu ở nhiều trạng thái nghỉ ngơi khác nhau trên nền những bông hoa và tán lá có tông màu ngọc quý. Việc quay trở lại chủ đề này như một sự hồi tưởng về các cuộc nổi dậy toàn cầu vào mùa hè năm 2020 bởi vụ sát hại George Floyd dưới bàn tay của cảnh sát Minneapolis.
Bức tranh "Reclining Nude in Wooded Setting" (Edidiong Ikobah) (2022)
Khi “Down” ra mắt cách đây 15 năm trong một thế giới nghệ thuật thậm chí còn kém đa dạng hơn hiện tại, mục đích nghệ thuật hội họa của Wiley dường như còn chẳng được chú ý, nhưng giờ đây chúng mang tính cấp thiết hơn bao giờ hết. Những mô tả của anh về những người lính đã ngã xuống, các vị thánh và thậm chí cả các vị thần Hy Lạp được đặt rõ ràng trong bối cảnh bạo lực có hệ thống vốn từ lâu nằm trong ý tưởng của Wiley.
Trong “Christian Martyr Tarcisius (El Hadji Malick Gueye)” (2021), Wiley thay thế cậu bé trong tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch năm 1868 của Alexandre Falguière bằng một người đàn ông. Tác phẩm gốc mô tả khoảnh khắc Tarcisius từ chối giao nhận các bí tích mà người mang theo và người đã bị ném đá đến chết. Vào thời điểm hiện tại, Wiley đã mượn những sáng tác liên quan đến hướng đến sự hy sinh và tử đạo này. Nhưng không giống như Tarcisius, Saint Cecilia và Christ, Floyd, những nhân vật xuất hiện trong triển lãm nghệ thuật của họa sĩ lần này không phải là một vị tử đạo chọn chết vì một chính nghĩa mà đã “hy sinh mạng sống [của mình] vì công lý”.
Xem thêm phần 1 tại đây
Xem thêm phần 3 tại đây
Nguồn: Kehinde Wiley’s New Work Underscores the Pitfalls of His Signature Approach: Swapping Black Figures into European Compositions | artnews.com
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền