Những khoảnh khắc đời thường vui vẻ trong các tác phẩm của nữ họa sĩ Wanda Raimundi-Ortiz (P3)

Những khoảnh khắc đời thường vui vẻ trong các tác phẩm của nữ họa sĩ Wanda Raimundi-Ortiz (P3)

Bởi Hà Trang 03/10/2023

Họa sĩ Raimundi-Ortiz tiếp tục khám phá cuộc đấu tranh giữa yêu và ghét, ý thức về bản thân cũng như quá trình trưởng thành của cô trong các tác phẩm như “RicanStruction” (2003).

Họa sĩ Wanda Raimundi-Ortiz biểu diễn trong chương trình "Ask Chuleta: Contemporary Art" (20006–13)

Raimundi-Ortiz cũng quyết định tự mình trả lời cho các phản ứng về các tác phẩm của cô. “Ask Chuleta: Contemporary Art” (2006–13) là sự đáp lại sự phán xét gay gắt của chính mình về chiếc mũ trùm đầu mà cô ấy miêu tả trong Wepa Woman và tiến thêm một bước nữa, đặt câu hỏi rằng cô đóng vai siêu anh hùng cho ai. Trong những video ngắn trên YouTube, cô ấy là hiện thân của một Nuyorican hấp dẫn và thông minh trên đường phố tên là Chuleta, người chỉ trích thế giới nghệ thuật theo cách nói của giáo dân với sự ngổ ngáo. 

Trong một video, Chuleta tố cáo hành vi phân biệt các nghệ sĩ da màu, những người đã tạo ra nghệ thuật phản ánh cuộc đấu tranh, tổn thương và đau khổ của họ, đồng thời loại trừ cộng đồng da màu có liên quan. Mặc dù vẫn còn ở giai đoạn đầu trong sự nghiệp của mình, Raimundi-Ortiz nhận thấy rằng khi hóa thân vào Chuleta, cô có thể chống lại các thế lực trong thế giới nghệ thuật theo cách riêng của mình. “Chuleta đã và đang là bản ngã thay thế của tôi,” cô giải thích, “và tôi của hiện tại đang là hiện thân của tất cả những gì mà mẹ tôi không muốn tôi trở thành. Nhưng để không trở thành một thứ gì đó, cuối cùng bạn phải nghiên cứu nó rất kỹ và khi tạo nên nhân vật này, tôi đã hiểu rõ hơn về cộng đồng của mình”.

Wanda Raimundi-Ortiz biểu diễn trong chương trình "Ask Chuleta: Contemporary Art" (20006–13)

Ý thức về cộng đồng trong nghệ thuật được phát triển qua một loạt chương trình nghệ thuật trình diễn, nơi cô chơi và khám phá các chủ đề về sự thân mật, sự dễ bị tổn thương và sự đồng cảm trong khi vẫn dành không gian cho những tổn thương cá nhân. Đối với “Hush” (2011), một tác phẩm sắp đặt bao gồm một chiếc giường ở giữa phòng trưng bày, Raimundi-Ortiz đã nằm xuống và mời du khách đến nằm cùng cô để cười, nói chuyện và im lặng. Trong “Las Reinas” (The Queens), từ năm 2012–15, cô mặc nhiều bộ trang phục hoàng gia khác nhau thể hiện những nỗi sợ hãi cá nhân khác nhau và những thử thách mà cô đã trải qua. Trong khi đó, “Pieta Series” được tổ chức vào năm 2017 tại Phòng trưng bày Chân dung Quốc gia ở Washington, D.C., chứng kiến ​​nghệ sĩ ngồi trên một chiếc ghế dài trong bộ trang phục xa hoa do Kristina Tollefson thiết kế và cứ sau 3,33 giây, cô lại ôm chặt lấy ai đó như một phản ứng trước vụ giết chết Trayvon Martin và sự ra đời về đứa con của Raimundi-Ortiz.

Xem thêm phần 1 tại đây

Xem thêm phần 2 tại đây

Xem thêm phần 4 tại đây

 

Nguồn: For Her Latest Body of Work, Wanda Raimundi-Ortiz Renounces Presenting Her Pain as Art, Opting Instead to Show Moments of Joy | artnews.com

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư