John Chu, người phụ trách về Tranh và Điêu khắc của National Trust, đã giải thích trong một tuyên bố với Hyperallergic rằng “Trong văn học, việc diễn giải về một con quỷ là phần xấu luôn hiện hữu trong tâm trí của con người được coi là có thể chấp nhận được. Chỉ có điều, bức tranh đã tạo ra một hình ảnh quá rõ ràng và cho chúng tồn tại ở dạng vật chất”.
Năm 1805, Bá tước thứ ba của Egremont tại Petworth đã mua “Cái chết của Cardinal Beaufort” và cuối cùng gia đình tặng lại bộ sưu tập nghệ thuật của họ cho National Trust.
Joshua Reynolds, “Cái chết của Cardinal Beaufort” (1789) trước và sau khi bảo quản và trùng tu
Reynolds chọn không để lộ hình ảnh con quỷ, nên sinh vật này đã biến mất vào bóng tối theo đúng nghĩa đen. Các quy trình bảo tồn trước đó dường như đã bỏ qua sự tồn tại của nó. Những người phục chế đã thêm những lớp sơn bóng vào bức tranh, làm phức tạp thêm nỗ lực làm sạch vốn gặp khó khăn từ cách sáng tác ban đầu của Reynolds.
Becca Hellen, Người bảo quản cấp cao về tranh quốc gia của National Trust, cho biết: “Reynolds luôn gây khó khăn cho các nhà bảo quản vì cách làm việc mang tính thử nghiệm của ông”. Bà giải thích rằng việc “Ông sử dụng chất sáp màu nâu sẫm để vẽ bóng đã khiến phần tác phẩm đó khô chậm, gây co rút. Những người phục chế trước đó đã thêm nhiều lớp sơn, biến “Cái chết của Cardinal Beaufort” thành “một mớ hỗn độn bị hiểu sai”. Hiện bức tranh của Reynolds đang được trưng bày tại Petworth House cho công chúng ở Tây Sussex. Sinh vật quỷ quái hiện rõ trong tầm mắt, đúng như dự định ban đầu của người hoạ sĩ.
Xem thêm phần 1 tại đây
Biên dịch: Vũ
Nguồn: Conservators Uncover Hidden Demon in Joshua Reynolds Painting