Họa sĩ Wan Jamila đang phá bỏ mọi giới hạn nhờ nghệ thuật

Họa sĩ Wan Jamila đang phá bỏ mọi giới hạn nhờ nghệ thuật

Bởi Hà Trang 16/02/2023

Nhà soạn nhạc người Mỹ Stephen Sondheim từng nói rằng các nghệ sĩ vĩ đại tìm thấy sự tự do để khám phá khả năng sáng tạo của họ và tạo ra thứ gì đó độc đáo. Điều đó thật sự đúng. Nghệ thuật có thể là phương tiện để giải phóng một cá nhân và là cách thức để họ thể hiện bản thân và quan điểm của họ.

Đối với họa sĩ tự học người Malaysia và người được vinh danh Gen.T của năm 2021 Wan Jamila Wan Shaiful Bahri, hay còn được biết đến với cái tên Artjamila, nghệ thuật là “lời nói” mà cô sử dụng để giao tiếp với thế giới.

Được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ khi mới 4 tuổi, Jamila đã thể hiện tài năng nghệ thuật của mình khi mới 8 tuổi. Mẹ của cô, bà Noorhashimah Mohamed Nordin, đã phát hiện ra rằng cô có thể vẽ một bản pác thảo chi tiết về lễ kỷ niệm ngày quốc khánh của trường mình từ trí nhớ. Từ đó đã bắt đầu cho Jamila tự học về mỹ thuật, tham dự các buổi do các nghệ sĩ chuyên nghiệp tổ chức để tìm hiểu thêm về lĩnh vực này.

Thay mặt con gái nói chuyện với Gen.T, Noorhashimah mô tả phong cách nghệ thuật của Jamila tràn đầy sức trẻ và sự thuần khiết. “Là một nghệ sĩ vẽ tranh trong thời hiện đại, nghệ thuật của con bé phản ánh thế giới xung quanh cô ấy, bao gồm cả những chủ đề như những người công nhân tuyến đầu chống lại đại dịch Covid-19”.

Mặc dù có tài năng thiên phú, nhưng Jamila phải đối mặt với nhiều thử thách trong hành trình trở thành một họa sĩ. Vì tự học nên cô bé khó được công nhận hơn những người tốt nghiệp các trường mỹ thuật. Thế nhưng sau tất cả, Jamila đã nhận được sự chấp nhận của cộng đồng nghệ thuật địa phương, những người đã nhìn ra và công nhận tài năng của cô.

Kể từ khi trở thành họa sĩ chuyên nghiệp vào năm 2017, Jamila đã vẽ hơn 300 bức tranh. Cô bé chủ yếu vẽ trên giấy và tô màu bằng bút chì màu. Thêm vào đó, họa sĩ trẻ tuổi này còn có những tác phẩm vẽ bằng sơn acrylic trên canvas, các tác phẩm điêu khắc cũng như tranh kỹ thuật số trên máy tính bảng. Một số tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số của Jamila cũng đã được trưng bày và bán tại các cuộc triển lãm.

Ngoài việc sử dụng nghệ thuật để thể hiện bản thân, họa sĩ sinh năm 2005 còn sử dụng chúng để minh họa các vấn đề toàn cầu. Vào năm 2020, Tổ chức Viatalenta của Thụy Sĩ đã bỏ nhiệm cô bé làm Nghệ sĩ Tác động vì các tác phẩm nâng cao nhận thức về ô nhiễm biển. Năm ngoái, cô đã trưng bày các tác phẩm của mình trên khắp châu Âu và có triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên “Voyage of Moments” (Hành trình của những khoảnh khắc) tại Galeri Shah Alam của Malaysia do Tengku Permaisuri Norashikin, hoàng hậu của Quốc vương Selangor, chủ trì.

Noorhashimah nói rằng các tác phẩm nghệ thuật của con gái bà “có thể chạm đến cảm xúc về niềm vui, sự mệt mỏi, bình yên và nỗi buồn của người xem”. Là một người mẹ, hy vọng lớn nhất của bà là nghệ thuật của Jamila sẽ truyền cảm hứng cho thế hệ những người khuyết tật tiếp theo và có giúp họ nhìn nhận nghệ thuật như một nền tảng để thể hiện bản thân và nâng cao nhận thức về các vấn đề gần gũi với trái tim của họ.

 

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Nguyễn Hiếu

https://www.tatlerasia.com/gen-t/leadership/how-savant-artist-wan-jamila-is-breaking-barriers-with-her-vibrant-artwork

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư