Họa sĩ Alonzo Davis tại Parrasch Heijnen Gallery

Họa sĩ Alonzo Davis tại Parrasch Heijnen Gallery

Bởi Hà Trang 20/02/2023

Những tác phẩm của Alonzo Davis là sự kết hợp đầy ngoạn mục của các vật chất để thể hiện tinh thần của người họa sĩ. Cùng lúc sử dụng các bảng màu bão hòa, tương phản, vải dệt và vải bạt để tạo thành nhiều lớp, các tác phẩm của Davis khẳng định tính vật lý của từng chất liệu. Đơn cử như bức tranh trừu tượng “Blanket Series”, bên cạnh các yếu tố của ngôn ngữ hình ảnh, phong cảnh và chất liệu, tác phẩm được gửi gắm thông điệp về môi trường thế kỷ 20, lịch sử nghệ thuật trước đó.

Davis đã đứng vào hàng ngũ những nhân vật lịch sử nghệ thuật như Robert Rauschenberg, Paul Klee, Carlos Almaraz, Howard HodgkinJoe Ray, nhưng tác phẩm của ông vẫn có nhiều đóng góp cho thời điểm hiện tại. Chúng ta đang ở trong thời kỳ mà phong cách trừu tượng ngày càng giàu tính biểu đạt, kết nối và biểu hiện hơn theo ngôn ngữ riêng của chúng. Những ứng dụng của nghề thủ công truyền thống như một biểu hiện văn hóa sâu sắc, với tiếng nói từ Gee's Bend đến Sanford Biggers là chính xác những gì Davis dự định thực hiện trong những bức tranh gây ảnh hưởng và khó quên này.

Alonzo Davis, "Trăng lưỡi liềm trên Memphis," 1993.

Mỗi nét vẽ được khớp nối như một mũi khâu và được xếp lớp sao cho lớp nền vẫn có thể nhìn thấy ngay cả dưới lớp sơn dày đặc và mạnh mẽ. Các tác phẩm được tạo thành từng phần, dạng vuông hoặc dạng mảnh, chồng lên nhau và dệt dọc theo chiều rộng hoặc như chắp vá. Tuy nhiên, do cách xử lý màu sơn phóng khoáng, dường như các tác phẩm của họa sĩ Davis không có đường viền đều tăm tắp. Ví dụ như “Celebration with Melon” (1986) tái hiện một chiếc váy tua rua, tăng hiệu ứng dệt, nhưng ánh sáng rực rỡ thiên về màu hồng, buộc họa sĩ phải có cách xử lý màu sơn riêng biệt. Trong dó, “Copper Flash” (1989) cũng khám phá những hiệu ứng như vậy, những chi tiết dường như bị chôn vùi trong một cánh đồng đá granit màu hồng đậm bị sét đánh chia cắt, có lẽ được kết nối với nhau bằng đường nối ngắt quãng màu vàng như kintsugi (một trường phái nghệ thuật của Nhật Bản, có nghĩa là dùng vàng để hàn gắn các mảnh vỡ.)

Alonzo Davis, Chạng vạng, 1986.

Bên cạnh đó, “Flotation Reflection” (1996) được họa sĩ trình bày giống như một cửa sổ hình ảnh phức tạp nhìn ra biển đến tận chân trời. Độ sâu hình ảnh rút dần của nó là một khúc quanh không gian ngọt ngào được lặp lại ở những nơi khác trong triển lãm. Đó là bản sao gây tò mò, “Twilight” (1986) có cửa sổ lớn ở trung tâm là một quả bom lấp lánh trên trời với một mũi tên nhỏ hướng lên trời. Mũi tên là một mô-típ lặp đi lặp lại, xuất hiện rất nhiều trong hình ảnh đô thị  được tái hiện trong bức “Crest Moon Over Memphis” (1993). Đây cũng là tác phẩm đẹp nhất trong số các tác phẩm được mang đến triển lãm và ẩn chứa một câu chuyện huyền bí nằm trong đó.

 

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Nguyễn Hiếu

https://artillerymag.com/alonzo-davis/

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư