Tác phẩm đánh dấu sự ra đời của hội họa nước Ý thời tiền Phục hưng, Pháp đã tuyên bố đây là "báu vật quốc gia".
Cimabue, Sự nhạo báng Chúa Kitô. Hình ảnh cung cấp bởi ACTEON Senlis.
Một bức tranh trên bảng gỗ quý hiếm của bậc thầy người Ý thời Trung cổ Cimabue đã gây chú ý vào năm 2019, khi được phát hiện treo trên bếp lò trong nhà bếp của một phụ nữ lớn tuổi người Pháp. Chào bán bởi một nhà đấu giá ở phía bắc Paris vào tháng 10 năm đó, kho báu này gây ra một cuộc tranh giành khốc liệt, vượt xa ước tính ban đầu với mức giá bán tranh rất cao là 24,2 triệu euro (26,8 triệu đô la) kèm theo phí.
Theo The Art Newspaper, có một người mua nước ngoài săn đón tác phẩm, được cho là bộ sưu tập nghệ thuật Alana gồm những tác phẩm “nguyên thủy” của Ý ở Delaware, thuộc sở hữu tư nhân của Álvaro Saieh và Ana Guzmán. Ngay sau đó, Bộ văn hóa Pháp tuyên bố tác phẩm Sự nhạo báng Chúa Kitô (khoảng năm 1280) là một “báu vật quốc gia” và thực hiện lệnh cấm xuất khẩu khỏi đất nước trong vòng 30 tháng. Điều này giúp bảo tàng Louvre ở Paris có đủ thời gian cần thiết để huy động 24,2 triệu euro mua lại bức tranh.
Trong một tin tức công bố, giám đốc bảo tàng Louvre - Laurence des Cars cho biết tác phẩm “tạo thành cột mốc quan trọng trong lịch sử nghệ thuật, đánh dấu sự chuyển đổi từ biểu tượng sang hội họa”. Ông xác nhận rằng bức tranh sẽ sớm được treo bên cạnh Maestà, một bức tranh sơn dầu lớn hơn của Cimabue cũng có niên đại từ khoảng năm 1280 và hiện đang trong quá trình phục chế. Tác phẩm này đã nằm trong bộ sưu tập của bảo tàng từ năm 1813, sau khi bị cướp khỏi Ý trong thời kỳ Napoléon.
Xem thêm phần 2 tại đây
Biên dịch: Vũ
Nguồn: A Rare Renaissance Panel Found Hanging Over a Stove in a French Home Has Been Acquired by the Louvre