Nasreen Mohamedi, “The Vastness, Again & Again”
Tại Jehangir Nicholson Art Foundation đến ngày 30 tháng 4 năm 2023
Trong suốt sự nghiệp nghệ thuật của mình, Nasreen Mohamedi (1937–1990) đã sử dụng các đường kẻ như một phép ẩn dụ cho ranh giới giữa cuộc sống cá nhân và cuộc sống chung của mọi người, đặc biệt là phụ nữ tại Ấn Độ giai đoạn mới độc lập.
Cụ thể, bà vẽ chồng nhiều lớp màu vẽ lên nhau và uốn cong các đường nét trong các tác phẩm tối giản, đơn sắc để chống lại chủ nghĩa tuyệt đối được ẩn dụ qua đường phân chia thẳng tắp xuất phát từ Sự phân chia của Ấn Độ vào năm 1947.
Triển lãm này giới thiệu tuyển tập các bức vẽ, tranh vẽ, bản in, bản khắc và bản in thạch bản của họa sĩ, cũng như các bức ảnh lưu trữ, bản phác thảo và ghi chú trong studio, cùng với các tác phẩm của một số nghệ sĩ cùng thời với bà, như VS Gaitonde, Pilloo Pochkhanawala, Jeram Patel, và Nalini Malani. Nói tóm lại, triển lãm không chỉ làm sáng tỏ con đường nghệ thuật độc nhất của Mohamedi mà còn lan tỏa di sản bà để lại với ý nghĩa rộng lớn hơn của Chủ nghĩa hiện đại ở Ấn Độ.
Apnavi Makanji, “PSYCHOPOMP” (Kẻ tâm thần)
Tại tarq đến hết ngày 1 tháng 3 năm 2023
Hoạt động của họa sĩ Apnavi Makanji – một người con của Mumbai bắt nguồn từ các chủ đề về chủ nghĩa hậu thực dân, lịch sử khai thác và sự kỳ lạ. Tất cả được thể hiện rõ ràng “PSYCHOPOMP” của họa sĩ tại Tarq. Triển lãm này vẽ nên một thế giới đề cao nhận thức tập thể và giao nhau, không chỉ bao gồm loài người mà còn bao gồm cả sự phong phú về thực vật và khoáng chất của tự nhiên.
Các bức vẽ, ảnh ghép, tác phẩm điêu khắc và video được trưng bày sử dụng các yếu tố thực vật học, sinh thái học và trí nhớ để thể hiện những hiểu biết phổ biến nhưng còn thiếu sót về hệ sinh thái của chúng ta. Ví dụ, tác phẩm sắp đặt “Styx” (2020) đặt các đồ vật cạnh nhau, chẳng hạn như thạch cao nha khoa đúc, đất và xương, với bản đồ của các địa điểm khai thác dầu thô ở Tây Phi thuộc sở hữu của công ty dầu khí Pháp Elf. Trong sự kết hợp này, Makanji nhấn mạnh những di sản đan xen của nô lệ và chủ nghĩa bóc lột của tư bản, mà ngày nay vẫn duy trì dưới dạng chủ nghĩa thực dân mới. Đồng thời, những tác phẩm ghép như “Hathor” (2022), “P.H.A.N.S.T.R.O.M.A.K.” (2022) và “APIS” (2022) mời gọi người xem nhìn thế giới qua lăng kính kỳ lạ, khuyến khích tránh xa quan điểm lấy con người làm trung tâm.
Soumya Sankar Bose, “A Discreet Exit through Darkness” (Lối thoát kín đáo qua bóng tối)
Tại Experimenter, Colaba đến ngày 5 tháng 3 năm 2023
Được biết đến với nhiếp ảnh tư liệu, Soumya Sankar Bose đã mạo hiểm sử dụng một định dạng mới cho triển lãm cá nhân đầu tay của mình ở Mumbai: thực tế ảo.
Chương trình này xoay quanh bộ phim VR 360 độ tiêu biểu mang tên “A Discreet Exit Through Darkness” (2022) hay được dịch nôm na là “Lối thoát kín đáo qua bóng tối”. Đó bao gồm câu chuyện lịch sử gia đình nghệ sĩ diễn ra khi mẹ anh chín tuổi. Vào thời điểm đó, bà được sai đi mua kẹo cho ngôi đền của gia đình, nhưng cô ấy đã biến mất. Sauk hi đột ngột trở lại hơn ba năm sau đó, bà không nhớ gì về những gì đã xảy ra do chứng prosopagnosia, không có khả năng nhận diện khuôn mặt.
Trong bộ phim và một loạt ảnh đi kèm, Bose cố gắng lấp đầy khoảng trống này của mẹ anh bằng cách tưởng tượng lại các tình huống dựa trên kho lưu trữ hình ảnh của gia đình và các cuộc trò chuyện của anh với người thân. Phong cách chậm rãi của VR cùng các cảnh phim rời rạc đóng một vai trò trọng trong bộ phim. Bởi, Bose đường như cố gắng sắp xếp nó giống như khoảng trống trong trí nhớ của mẹ anh, của người xem.
Xem thêm phần 1 tại đây
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Nguyễn Hiếu
https://www.artbasel.com/stories/six-must-see-exhibitions-in-mumbai-this-season