Thời gian trưng bày: 05/08/2022 - 20/08/2022
WORKSHOP Cách xem tranh Thuỷ Mặc: 9h sáng ngày 14/08/2022
* Để đăng ký tham gia Workshop, vui lòng ấn vào nút "ĐĂNG KÝ" dưới đây:
Địa điểm: The Muse Artspace - 47 Tràng Tiền, HN
* Please scroll down for English version
TẠ DUY VÀ NGHỆ THUẬT BỎ TRỐNG
Văn hóa phương Đông ngấm vào họa sỹ Tạ Duy một cách tự nhiên. Gia đình của Tạ Duy nhiều đời làm quan qua các triều đại phong kiến, chỉ cho đến đời cha của Duy, ông chọn để trở thành một điêu khắc gia và hiện nay vẫn đang thực hiện nhiều công trình lớn trên khắp cả nước. Duy có cơ hội tiếp xúc với thư họa từ nhỏ và sau này tốt nghiệp thạc sỹ tại học viện mỹ thuật Trung Quốc năm 2016. Duy là tác giả của cuốn “Lược sử Trung Quốc họa" từ khởi nguồn cho đến hiện tại. Cuốn sách cũng trở thành một tài liệu tham khảo về văn hóa và nghệ thuật cho những bạn trẻ trong ngành nghệ thuật.
Khi được hỏi về việc chọn Trung Quốc là nơi làm thạc sỹ, Duy kể về ước mơ của bản thân mình với việc học Thủy Mặc và muốn chọn một môi trường tốt nhất để học về Thủy Mặc, trong một cái nôi văn hóa lớn của Á Đông, vượt qua những dư luận về Trung Quốc. Duy cho rằng mình tách bạch giữa quan điểm chính trị và sự nghiên cứu dòng chảy văn hóa. Họa viện tại Trung Quốc đào tạo họa sỹ theo lối kinh viện, bài bản và sâu sắc; Duy quyết định học hỏi từ đó và tiếp tục phát triển khi trở về trong nước.
Những bức tranh trong loạt sáng tác lần này của Duy mang trong nó những kỹ thuật, những bút pháp mà anh đã dày công rèn luyện nhưng trên hết là nó hòa trộn tự nhiên vào với những gì cảm nhận của riêng Duy. Đa số tranh Duy theo lối tả ý, sau khi đã quan sát sự vật hiện tượng đủ lâu đũ kỹ thì cái thần thái của sự vật sẽ đọng lại trong tâm trí người họa sỹ. Hình tượng thể hiện ra sẽ chỉ còn lại phần tinh túy của sự vật lưu lại trong tâm khảm, không còn lệ thuộc vào hiện thực nữa. Tinh thần khách quan của sự vật và tinh thần chủ quan của người họa sỹ trở thành một thể thống nhất ở trên tranh. Nếu chúng ta xem tranh thủy mặc, và hỏi rằng điều gì khác nhau ở những bức tranh theo chuẩn mực kỹ thuật đó, thì chính là cái khách thể như những bông hoa chỉ được mượn để thể hiện cái tinh thần của người họa sỹ, và đó chính là điều khác. Phong cách riêng đối với Duy cũng không phải là sự cố gắng làm cho khác người, mà là xuất phát từ những nhu cầu tự nhiên đang diễn ra với bản thân anh. Duy mong muốn mang đến cái đẹp và sự chân thành trong sáng tác, mặc dù những trăn trở để khác đi so với chính mình vẫn luôn ở đó.
Bút lực cũng là một điều đáng để kể đến trên tranh Tạ Duy. Nó thể hiện một ý chí khỏe mạnh, và phong thái điềm tĩnh, là những giá trị có thể ta không dễ dàng nắm ngay trong chốc lát, mà sẽ thẩm thấu dần dần. Một số bức mang tính chất Zen art, để lại khoảng trống nhiều trên tranh để tạo ra độ tĩnh của khung cảnh và hình tượng không quá cầu kỳ.
Mời các bạn cùng ngắm tranh Tạ Duy.
Vân Vi
_
TA DUY AND THE ART OF NEGATIVE SPACE
Eastern culture was naturally absorbed into Ta Duy. His family was officials for many feudal dynasties until Duy’s father decided to be a sculptor and performed many significant projects across the country even to this day. Duy had the opportunity to be exposed to calligraphy from an early age and later graduated with a master’s degree from the Chinese Academy of Fine Arts in 2016. Duy is also an author of A Brief History of Chinese Art, which covers the origin to the present. This book also becomes a cultural and artistic reference for the younger generation of arts.
When asked about the decision to work on a master’s degree in China, Duy mentioned his dream of studying Chinese Ink (Thủy Mặc) painting and choosing the best environment to learn the art, which lies in the immense cultural center of East Asia, distanced from any preconceived notion regarding China. Duy seeks to separate political opinions from the studying of cultural progress. The fine arts academy in China trained artists in a scholastic, methodical, and profound way; Duy decided to learn from that and continue to develop when returned to Vietnam.
Duy’s paintings from this series harbored the techniques and brushstrokes that he has diligently practiced, but above all, they inherently harmonized with Duy’s intuitions. Most of Duy’s works are descriptive; after observing the elements and phenomena thoroughly and long enough, their ambiances will linger in the artist’s mind. The portrayed visuals may fade away, but their essences will remain, no longer dependent on reality. The figure’s objective spirit and artist’s subjective spirit united into a single being within the painting. If we look at Chinese Ink (Thuy Mac) paintings and ask what distinguishes them from each other’s technical standards, then the answer lies within the objects, such as flowers, that artists borrowed to express their spirits. Having a distinctive style, according to Duy, is not an attempt to stand out among others, but rather comes from the innate desires that dwell within him. Duy wishes to deliver beauty and sincerity through his works, although the concerns to distinguish himself still trouble him.
The power of the brushstroke is also a noteworthy factor in Ta Duy’s paintings. It exhibits strong willpower, a calm demeanor, and values that may not be easily grasped in an instant, but will gradually absorb into one’s mind. Some paintings withhold the element of Zen art, leaving a great amount of space in the painting to create the stillness of the scenery, and the simplicity of the figures.
We invite you to observe and absorb the works of Ta Duy.
Van Vi