Trưng bày nghệ thuật dân gian truyền thống tại Văn Miếu

Trưng bày nghệ thuật dân gian truyền thống tại Văn Miếu

Bởi Hà Trang 09/08/2023

Triển lãm nghệ thuật tại Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám vừa qua là dịp để người xem thưởng ngoạn và tìm hiểu về dòng tranh dân gian Hàng Trống.

Triển lãm tranh Đối Thoại Với Dòng Tranh Dân Gian Hàng Trống (Dialogue with Hàng Trống Folk Painting) trưng bày một số tác phẩm từ bộ sưu tập 70 tác phẩm nghệ thuật có chứa 29 bức tranh dân gian Hàng Trống trong đó.

Ảnh trong sự kiện của Vietnam Plus 

Ông Lê Xuân Kiêu, giám đốc trung tâm cho biết: “Tranh Hàng Trống là một trong những thể loại tranh dân gian độc đáo của Việt Nam. Chúng tượng trưng cho thẩm mỹ và giá trị văn hóa và nghệ thuật hội hoạ của người Hà Nội xưa. Những tác phẩm nghệ thuật tại triển lãm tranh thể hiện nỗ lực bảo tồn và phát triển giá trị của thể loại dân gian. Đồng thời cũng là động lực để thế hệ trẻ học hỏi và kế thừa những tinh hoa nghệ thuật truyền thống của cha ông".

Nghệ thuật hội hoạ luôn được liên kết với các nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Ban đầu, hội họa phát triển cùng với sự phát triển của Phật giáo. Kể từ đó, mọi người nhận thấy rằng những bức tranh này tượng trưng cho hạnh phúc, thịnh vượng và treo chúng trong các dịp Tết (Tết Nguyên đán). Thờ cúng và Tết Nguyên đán là chủ đề chính của tranh Hàng Trống khi các sáng tác thường vẽ vua, chúa, Phật, thánh và trẻ em. Ba vị thần tượng trưng cho sự trường thọ, thịnh vượng và hạnh phúc cũng được đề cao trong dòng tranh dân gian này.

Người dân thường treo các bức tranh Tết mô tả cuộc sống vui vẻ trên tường nhà của mình. Trong khi tranh thờ thường được trưng bày tại các đình chùa ở miền Bắc. Màu sắc của những bức tranh này có thể đã phai theo thời gian, nhưng chúng vẫn là một phần quan trọng trong các nghi lễ thờ cúng.

Mỗi bức tranh Hàng Trống đều được làm thủ công. Một bức tranh có đường nét rõ ràng, bố cục cân đối, màu sắc tươi vui là đạt tiêu chuẩn cơ bản về nghệ thuật. Kỹ thuật càng tinh xảo, bức tranh càng có giá trị nghệ thuật.

Một du khách đang xem những tác phẩm tại triển lãm nghệ thuật — Ảnh: tamviet.tienphong.vn 

Tranh của Lê Đình Nghiên là điểm nhấn của triển lãm. Với chủ đề thờ cúng, bức tranh mô tả Mẫu Thượng Thiên (Mẹ Thiên Chúa). Nghiên được coi là nghệ nhân cuối cùng và duy nhất của dòng tranh Hàng Trống. Từ nhỏ, ông đã theo ông nội và cha ra phố Hàng Trống, Hà Nội để vẽ tranh. Từ đó, ông đã học được tất cả các kỹ thuật được truyền lại từ cha và ông của mình. Ông từng làm công việc phục hồi tranh dân gian tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, sau đó tiếp tục theo đuổi con đường làm tranh Hàng Trống theo phong cách của riêng mình. Ông Nghiên vẫn miệt mài vẽ, phục chế và mang tranh ra chợ Tết bán để lưu giữ nét văn hóa truyền thống khi dòng tranh dân gian dần mai một. Hơn 50 năm làm nghề, ông không ngừng trau dồi kỹ thuật, cải tiến khuôn khắc để tạo ra những phiên bản tranh dân gian mang đậm dấu ấn cá nhân.

“Tôi có bảy anh chị em nhưng chỉ có tôi và giờ là con trai tôi theo nghề truyền thống của gia đình”, ông Nghiên nói.

“Thật khó để bảo tồn một nghề truyền thống trong bối cảnh công nghệ cao mọc lên như nấm”.

Ảnh trong sự kiện của People’s Army Newspaper Online 

 

Những tác phẩm hội hoạ tranh lụa, tranh sơn mài, tranh sơn dầu khác của các họa sĩ thuộc dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” được trưng bày cùng với tuyển tập tranh Hàng Trống.

 

Biên dịch: Vũ

Biên dịch: Huyền

Nguồn: Traditional folk art exhibition at Temple of Literature 

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư