“Thổn thức mênh mang” - Triển lãm tranh mở xưởng của họa sĩ Lê Quý Tông tại Manzi

“Thổn thức mênh mang” - Triển lãm tranh mở xưởng của họa sĩ Lê Quý Tông tại Manzi

Bởi Hà Trang 21/04/2023

‘𝑻𝒉𝒐̂̉𝒏 𝒕𝒉𝒖̛́𝒄 𝒎𝒆̂𝒏𝒉 𝒎𝒂𝒏𝒈’ - triển lãm tranh mở xưởng của họa sĩ Lê Quý Tông giới thiệu loạt tranh trong dự án đang được phát triển của anh đang diễn ra đồng thời tại cả hai không gian của manzi trong tháng 3 và tháng 4 này.

‘Thổn thức mênh mang’ bao gồm hơn hai mươi tác phẩm tranh đa chất liệu trên toan và giấy của Lê Quý Tông. Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong khối lượng đồ sộ mà anh thực hiện trong suốt bốn năm qua. Tiếp tục phát triển dựa trên ‘một tổ hợp nguồn’ bao gồm: hội họa, họa tiết trang trí và ảnh chụp tìm thấy, mà Tông đã và đang liên tục thể nghiệm (điểm bắt đầu có thể đánh dấu từ triển lãm cá nhân ‘Lam | True Blue’ của anh tại không gian nghệ thuật manzi cuối năm 2015); ‘Thổn thức mênh mang’ có thêm sự tham gia của một kỹ thuật mới - in lưới (screen printing). Song hành với đó là sự chuyển đổi rõ rệt trong bảng màu được sử dụng: không còn giới hạn với phối màu đơn sắc hay tiết chế trong những tông trầm và lạnh như các series trước đây, loạt tranh trong trưng bày lần này chứng kiến sự đa dạng của các sắc độ. Vậy nhưng, xa hơn kỹ thuật mới & màu sắc mới, sâu hơn những biến hình ở dáng vẻ bên ngoài mang âm hưởng Pop Art ấy, Lê Quý Tông liệu có tạo ra những cú nhảy mới nào ở bên trong với ‘Thổn thức mênh mang’?

Biến chuyển đầu tiên có lẽ nằm ở tệp hình ảnh được nghệ sĩ phóng chiếu và sao lại lên toan / giấy. Lê Quý Tông dường như thoải mái hơn trong việc lựa chọn điểm bắt đầu. Thay vì chủ đích vay mượn một hình ảnh để neo đậu, dẫn dắt cho toàn bộ diễn biến sáng tác của chính mình và điều hướng tiếp nhận của khán giả, họa sĩ lựa chọn hết sức ngẫu nhiên từ công cụ tìm kiếm hình ảnh trên internet. Giờ đây, ngữ cảnh nguyên thủy không còn sức nặng chủ chốt nào, chúng có thể là ảnh tư liệu lịch sử, là bằng cứ cho một sự kiện đã diễn ra, là sự ghi chép xác thực / thao túng dư luận của truyền thông báo chí với một nhân vật hay một xung đột nào đó (của trước đây và hiện tại), đồng thời chúng cũng có thể là chỉ dấu thị giác đặc trưng của văn hóa đại chúng (truyện tranh Marvel, hoạt hình Disney), thậm chí cả minh họa trong truyện kể tôn giáo hay những thông điệp cổ động. Tất cả những dữ liệu đầu vào ấy tình cờ được nghệ sĩ nhìn thấy, bấm chọn, bị phân tách khỏi bối cảnh; không gian, thời gian bị xóa nhòa và theo đó, những ranh giới của tự sự gốc cũng biến mất: ta không còn thấy phe địch - phe mình; chính nghĩa hay phi nghĩa cũng đều vô nghĩa.

Nhưng bất kể nghệ sĩ có tiến hành giải cấu trúc, phá hình ảnh đến đâu và làm nhiễu đến mức nào, thì hiện diện của bạo lực vẫn không thể bị đè lấp hoàn toàn, dấu vết của nó vẫn hiển lộ dù ít dù nhiều.

Trong ‘Thổn thức mênh mang’ ta còn bắt gặp một loạt các ‘TỪ KHÓA’ (có thể hiện diện bằng chữ viết trực tiếp hoặc thông qua hình vẽ), tạm liệt kê như sau: 𝐋𝐎𝐕𝐄 <Tình Yêu> , 𝐇𝐄𝐀𝐑𝐓 <Trái tim>, 𝐑𝐎𝐌𝐀𝐍𝐓𝐈𝐂(𝐈𝐒𝐌) <(Chủ nghĩa) Lãng mạn>, 𝐃𝐑𝐄𝐀𝐌𝐄𝐑 <Kẻ mộng mơ>, 𝐀𝐂𝐑𝐎𝐁𝐀𝐓<Diễn viên xiếc>, 𝐘𝐎𝐔𝐓𝐇 <Tuổi trẻ>,... Do không còn ngữ cảnh chi tiết nữa, việc 𝑡𝑎̉ hay 𝑘𝑒̂̉ gần như bị bỏ qua, vậy nên những chỉ dấu cụ thể này trở nên độc lập, cùng với các đường nét chồng đè và lớp lớp màu sắc bật lại, chúng thiết lập một hệ thống ký hiệu thẩm mỹ, một lớp biểu tượng trung gian thay vì là đối tượng được diễn giải của tác phẩm. Trí tưởng tượng của người xem, thông qua hệ thống này mà được kích thích và gợi mở, trong khi tư duy thôi bị dẫn dắt. Việc diễn giải các biểu tượng sẽ theo đó được giải phóng khỏi khuôn thước của chính trị, đạo đức và văn hóa.

Đi từ một xuất phát điểm hết sức cụ thể, chủ quan (dựa trên tư liệu ảnh phổ biến và có sẵn), qua một quá trình lao động với hàm lượng cao của nghệ sĩ và sự nhẫn nại liên tục được đẩy đến tận cùng, ‘Thổn thức mênh mang’ tiến tới một chỉnh thể bị làm nhiễu, có phần trừu tượng nhưng phải chăng cũng vì thế mà gần hơn với bản chất, khiến ta nhìn thấy rõ thêm và bớt đi phần thiên vị cái hình ảnh ban đầu? Vì “𝑆𝑎𝑢 𝑟𝑜̂́𝑡 - ℎ𝑎𝑦 𝑜̛̉ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑔𝑖𝑜̛́𝑖 ℎ𝑎̣𝑛 𝑛𝑎̀𝑜 đ𝑜́ - đ𝑒̂̉ 𝑛ℎ𝑖̀𝑛 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑏𝑢̛́𝑐 𝑎̉𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑎̣̂𝑡 𝑟𝑜̃ 𝑟𝑎̀𝑛𝑔, 𝑡𝑜̂́𝑡 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 𝑡𝑎 ℎ𝑎̃𝑦 𝑟𝑜̛̀𝑖 𝑚𝑎̆́𝑡 đ𝑖 𝑐ℎ𝑜̂̃ 𝑘ℎ𝑎́𝑐, ℎ𝑎𝑦 𝑛ℎ𝑎̆́𝑚 𝑚𝑎̆́𝑡 𝑙𝑎̣𝑖. 𝑀𝑜̣̂𝑡 𝑙𝑎̂̀𝑛 𝐽𝑎𝑛𝑜𝑢𝑐ℎ đ𝑎̃ 𝑏𝑖̀𝑛ℎ 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑛 𝑣𝑜̛́𝑖 𝐾𝑎𝑓𝑘𝑎 𝑟𝑎̆̀𝑛𝑔 ‘Đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑘𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑐𝑎̂̀𝑛 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑡 𝑐ℎ𝑜 𝑚𝑜̣̂𝑡 ℎ𝑖̀𝑛ℎ 𝑎̉𝑛ℎ 𝑛𝑎̆̀𝑚 𝑜̛̉ 𝑡ℎ𝑖̣ 𝑔𝑖𝑎́𝑐/𝑣𝑖𝑒̣̂𝑐 𝑛ℎ𝑖̀𝑛; 𝑐𝑜̀𝑛 đ𝑎́𝑝 𝑙𝑎̣𝑖 𝐾𝑎𝑓𝑘𝑎 𝑛𝑜́𝑖 𝑟𝑎̆̀𝑛𝑔: '𝐶ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑎 𝑐ℎ𝑢̣𝑝 𝑎̉𝑛ℎ 𝑚𝑜̣𝑖 𝑡ℎ𝑢̛́ đ𝑒̂̉ 𝑔𝑖𝑎̉𝑚 𝑡𝑎̉𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜̉𝑖 𝑡𝑎̂𝑚 𝑡𝑟𝑖́ / 𝑡𝑟𝑖́ 𝑛ℎ𝑜̛́ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡𝑎. (𝑇ℎ𝑒𝑜 𝑛𝑔ℎ𝑖̃𝑎 𝑡𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑡𝑢̛̣) 𝑁ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑐𝑎̂𝑢 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑡𝑜̂𝑖 𝑣𝑖𝑒̂́𝑡 𝑙𝑎̀ 𝑐𝑎́𝑐ℎ đ𝑒̂̉ 𝑡𝑜̂𝑖 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑛ℎ𝑎̆́𝑚 𝑚𝑎̆́𝑡 𝑙𝑎̣𝑖’” (Roland Barthes, Camera Lucida)

Nếu xem từ góc độ đó, thực hành của Lê Quý Tông đã cung cấp cho ta một cách để thử ‘nhắm mắt lại’ và kháng cự lại sự bủa vây của những thông tin thị giác hỗn loạn, hư hư thật thật trong một thời đại bùng nổ thông tin và truyền thông. Đây cũng đồng thời là một nỗ lực giải phóng với chính bản thân nghệ sĩ, khi dừng việc đặt mình ở trong thế đối nghịch độc tôn để chất vấn tính xác thực của các lưu trữ hình ảnh. Không còn mang cặp mắt u uẩn và bình lặng hoài nghi về thời gian, lịch sử và ký ức như ở series ‘Lam | True Blue’, lần trở lại manzi của Tông với ‘Thổn thức mênh mang’ như đeo một đôi cánh tinh thần tươi trẻ, phóng khoáng hơn; bạo dạn, trực tiếp đón nhận đời sống và bản chất loài người trong cả những phản chiếu chân thực và ảo tưởng, trong sự chằng chịt của đắm say và những xấu xí và bạo tàn. Nhưng đó cũng là một vị trí gian nan với người nghệ sĩ, giống như nhân vật kẻ làm xiếc trong tranh của anh - phải liên tục giữ thăng bằng, điều tiết giữa nỗi bi ai tiên tri và niềm lạc quan hào phóng, để được tiếp tục mộng mơ trong lúc biết rằng mình đang mơ mộng.

Chương trình mở xưởng của Lê Quý Tông sẽ bắt đầu vào 24 tháng 3 tới hết 22 tháng 4. Vào cửa tự do

 

Nguồn: manzi

Sựkiện:https://www.facebook.com/events/1684400555317571/1684400571984236/

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư