TẠ TỴ VÀ KÝ HỌA CHÂN DUNG 

TẠ TỴ VÀ KÝ HỌA CHÂN DUNG 

Bởi Hà Trang 22/02/2023

Tạ Tỵ (1921- 2004) là họa sĩ tiên phong trong phong cách lập thể và trừu tượng của mỹ thuật Việt Nam đầu những năm 1950 của thế kỷ trước. Tạ Tỵ thành danh khá sớm. Ông được nhiều giải thưởng từ khi còn đi học tại trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Năm 1948, trong thời gian chiến tranh Pháp - Việt, Tạ Tỵ cùng Văn Cao và Bùi Xuân Phái tổ chức triển lãm nhóm đầu tiên. Tuy vậy, những bức tranh lập thể, trừu tượng của Tạ Tỵ hay đề tài phố nghèo và buồn của Bùi Xuân Phái không được đón nhận và mắc phải chiến dịch “phê bình và tự phê bình”, cuối cùng các nghệ sĩ phải nhận mình đã sai.

Năm 1950 Tạ Tỵ rời khỏi vùng kháng chiến về Hà Nội. Năm 1953 ông vào Nam sinh sống và từ đó cuộc đời của Tạ Tỵ trải qua nhiều thăng trầm gắn với những biến cố của đất nước chiến tranh chia cắt hai miền Nam Bắc. Có thể thấy, trừu tượng và lập thể là những ngôn ngữ đã được nén lại, là những tiếng nói của nỗi lòng câm lặng mà người nghệ sĩ đã chọn để đi trên quãng đời hội họa. Bởi vậy mà dù cuộc đời lắm trầm luân với chiến tranh nhưngy hội họa của ông không có những nỗi niềm mà trung dung thuần khiết. Bên cạnh đó, mảng tranh chân dung và ký họa được Tạ Tỵ thể hiện nhiều, vẽ về những nghệ sĩ mà ông quen biết. Các tranh vẽ về Phạm Duy, Phan Đình Chương, Đới Đức Tuấn, Vũ Hoàng Chương, Trịnh Công Sơn… được tìm thấy nhiều trên sách báo miền Nam trước 1975 và được giới nghệ sĩ đánh giá cao. Ngoài hội họa, ông còn nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực sáng tác: truyện, thơ, kịch bản, bút ký... Trong hơn nửa thế kỷ sáng tác, Tạ Tỵ đã để lại nhiều tác phẩm với các thể loại khác nhau, thể hiện một tâm hồn đậm chất nghệ thuật tài hoa, đầy sắc sảo và tự do.

CHÂN DUNG PHAN KIM THỊNH

Hoạ sĩ Tạ Tỵ

Kích thước: 50x55 cm

Chất liệu: Bút dạ trên giấy

 

Nếu như dòng tranh lập thể trừu tượng của ông còn là một luồng gió mới lắm khen chê lúc đó, thì dòng tranh chân dung tuy là một “thú chơi” của ông dành cho bạn bè người thân quen giới văn nghệ sĩ nhưng lại được đón nhận nồng nhiệt và được công nhận hoàn toàn bởi bút pháp, cá tính và vẻ đẹp của nét vẽ không thể chối bỏ. 

“Là họa sĩ chuyên nghiệp, lại vừa là nhà văn, Tạ Tỵ có cái nhìn sắc sảo hơn người, dễ dàng diễn đạt những gì ông thấy và cảm nhận đối tượng ông miêu tả qua câu văn, nét bút. Vài nét miêu tả của ông ra ngay con người.” hay “Có thể nói, dòng tranh này đặc biệt là những chân dung vẽ bằng bút sắt với mực đen trên nền trắng có tầm vóc riêng, sự độc đáo vượt lên hẳn các bước đi trước đó, thần thái của nhân vật được mô tả sắc bén hơn, hội họa hơn và tính cách điệu cao hơn.” - Phạm Công Luận.

Đây là bức họa của ông Phan Kim Thịnh được ký họa bởi Tạ Tỵ vào năm 1969. Ông Phan Kim Thịnh là chủ bút của tạp chí văn học nhân văn tại Sài Gòn vào những năm 1960 - 1970. Các nét ký dứt khoát cho thấy sự nhuần nhuyễn trong việc phối hợp quan sát với sự thành thục của đôi tay. Khuôn mặt ông Thịnh có nét mày được vẽ gẫy gập, miệng mím chặt. Mái tóc chải gọn, cổ áo cứng cáp, hình ảnh này thể hiện một trí thức đang bận lòng suy tư.

Cũng giống như rất nhiều tranh chân dung khác mà Tạ Tỵ thể hiện, các nét vẽ khỏe khoắn nhưng không quên thể hiện chất thi ca, kịch tính ở những chi tiết cách điệu, thêm đường cong, đường viền công tua, làm nên phong cách riêng không lẫn vào đâu của Tạ Tỵ Tranh chân dung cũng là một mảnh đất mà Tạ Tỵ thể hiện được sự tài hoa, phóng khoáng, sắc sảo và luôn mới mẻ.

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư