Sự khác biệt rõ rệt giữa các bức tranh của họa sĩ Mark Rothko thuở mới vào nghề và những năm cuối đời

Sự khác biệt rõ rệt giữa các bức tranh của họa sĩ Mark Rothko thuở mới vào nghề và những năm cuối đời

Bởi Hà Trang 01/02/2024

Những du khách đi dạo qua triển lãm tranh “Mark Rothko: Paintings on Paper” (Mark Rothko: Tranh trên giấy) của Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia của Mỹ theo đúng trình tự thời gian cuối cùng sẽ đến một phòng tranh giống như nhà nguyện. Gian trưng bày đang giới thiệu những bức tranh sơn dầu. Hình ảnh được nhìn thấy từ những bức tranh này bao gồm những hình chữ nhật màu nâu xếp lớp phức tạp nằm trên những hình chữ nhật màu xám có đốm đều nhau. Những bức tranh này được họa sĩ Mark Rothko thực hiện vào năm 1969, cùng thời điểm với một loạt bức tranh màu acrylic đen xám trên canvas. 

(Một bức tranh màu nước, mực và than chì của họa sĩ Mark Rothko vào khoảng năm 1944. Bức tranh được trưng bày tại triển lãm tranh "Mark Rothko: Paintings on Paper." Ảnh: Art & Antiques)

Màu sắc của hai sê-ri tranh được nhiều người coi là “bệnh hoạn”. Khi Rothko giới thiệu tranh này cho một nhóm bạn bè và các nhà phê bình, họ đều đã rất hoảng hốt.

Vào thời điểm đó, hoạ sĩ Rothko đang bị bệnh và mới ly thân với người vợ đã cùng nhau chung sống 25 năm. Vài tháng sau khi hoàn thành hai bộ tranh, ông tự tử.

(Một bức tranh không có tựa đề được Mark Rothko sáng tác năm 1969. Ảnh: Bộ sưu tập nghệ thuật cá nhân. Kate Rothko Prizel and Christopher Rothko. Art & Antiques)

Việc Rothko báo trước cái chết của mình trong màu xám, nâu và đen là một kết luận gọn gàng cho câu chuyện cuộc đời ông. Bên ngoài căn phòng màu nâu xám là một phòng tranh nữa. Trong đó có những bức tranh rực rỡ với màu sắc nhẹ nhàng và tươi sáng hơn. Đáng ngạc nhiên nhất là một bức tranh chủ yếu có màu xanh lam nhạt, với một thanh màu xanh đậm hơn bên dưới và một vùng chủ yếu là màu hồng tinh tế, được kẹp bởi các dải màu xanh nhạt như nước ở trên và dưới. Đây là màu của mặt trời, bầu trời và nước, không phải màu của màn đêm và bóng tối. 

Mark Rothko,<em> Untitled</em>, 1969, acrylic on wove paper mounted on linen overall.

(Một bức tranh không có tựa đề được Mark Rothko sáng tác năm 1969. Ảnh: Bộ sưu tập nghệ thuật cá nhân. Kate Rothko Prizel and Christopher Rothko. Art & Antiques)

Theo người giám tuyển triển lãm tranh lần này, Adam Greenhalgh, không ai biết chắc chắn bức tranh nào là bức tranh cuối cùng của Rothko, nhưng cả bức tranh tối và sáng đều được thực hiện trong cùng một khoảng thời gian vài tuần giống nhau.

Khi được hỏi tại sao triển lãm lại được kết thúc bằng những bức tranh màu sắc tươi sáng, Greenhalgh, phó giám tuyển tại bảo tàng, đã viết: “Rất khó để xác định một niên đại chính xác, nhưng hai bộ tranh có liên quan chặt chẽ với nhau, sự phát triển của bố cục các tác phẩm và việc khám phá các bảng màu riêng biệt đã được hoạ sĩ thực hiện ở cùng một khoảng thời gian”.

Hoạ sĩ Rothko sinh năm 1903 tại vùng đất ngày nay là Latvia và đến Hoa Kỳ một thập kỷ sau đó. Hoạ sĩ chủ yếu được biết đến với những bức tranh vẽ những hình chữ nhật mềm mại trên nền màu tương phản. Ông bác bỏ những ý kiến cho rằng những bức tranh rực rỡ này có thể được coi là những tranh phong cảnh trừu tượng - điều này thực sự rất hấp dẫn - hoặc những bức tranh này chỉ đơn giản là những nghiên cứu về màu sắc. Người nghệ sĩ cho rằng những bức tranh của ông thể hiện những cảm xúc mãnh liệt của con người và việc tạo ra chúng cũng như xem chúng đều có thể là một “trải nghiệm tôn giáo”.

(Một bức tranh sáng tác năm 1969 chưa được đặt tên. Ảnh: Bộ sưu tập cá nhân. Kate Rothko Prizel and Christopher Rothko. Art & Antiques) 

Khoảng 115 tác phẩm của Rothko, hầu hết đều mang hơi thở trải nghiệm tôn giáo đặc trưng đó, đang được trưng bày tại phòng triển lãm nghệ thuật Fondation Louis Vuitton ở Paris. Nhiều bức tranh trong buổi triển lãm tranh đó được mượn từ Washington. Phòng trưng bày tranh Quốc gia Mỹ sở hữu số lượng lớn nhất các tác phẩm nghệ thuật của hoạ sĩ Rothko so với bất kỳ tổ chức công cộng nào và bộ sưu tập nghệ thuật của Rothko ở phòng trưng bày nghệ thuật Phillips, mở cửa vào năm 1960, là bộ tranh đầu tiên của nghệ sĩ được trưng bày cố định.

Triển lãm “Paintings On Paper” (Những bức tranh trên giấy) có vẻ như là sự bổ sung cho những bức tranh tạm thời ở Pháp, và còn mang ý nghĩa hơn thế nữa. Là kết quả của nhiều năm học hành về nghệ thuật của những người tổ chức, triển lãm nghệ thuật này được dàn dựng đẹp mắt trưng bày những bức ảnh chưa từng được trưng bày công khai trước đây. Triển lãm tranh lần này cho khán giả yêu tranh thấy mối liên hệ giữa những bức tranh nổi tiếng nhất của hoạ sĩ Rothko và những tác phẩm nghệ thuật rất khác mà ông đã sáng tác trước khi nghĩ ra phong cách trưởng thành của mình. 

Hoạ sĩ Rothko sáng tạo trên giấy khá thường xuyên nhưng đặc biệt yêu thích chất liệu này trong những năm cuối đời. Từ năm 1967 đến 1970, ông đã thực hiện khoảng 275 bức tranh trên giấy và chỉ có 30 bức tranh sơn dầu trên canvas. Trong số 93 bức tranh trong danh mục, có 30 bức tranh thuộc thời kỳ cuối cùng đó.

Mark Rothko,<em> Untitled (seated figure in interior)</em>, c. 1938, watercolor on construction paper sheet.

(Bức tranh chưa được đặt tên được hoạ sĩ Mark Rothko sáng tác năm 1938 sử dụng màu nước trên giấy. Ảnh: Kate Rothko Prizel and Christopher Rothko. GPB News)

Triển lãm tranh mở đầu bằng những bức tranh màu nước theo trường phái ấn tượng có hình dáng mềm mại, bao gồm các bức chân dung, ảnh khỏa thân và phong cảnh, được thực hiện vào những năm 1930. Tiếp theo là những bức tranh góc cạnh hơn của những năm 1940, hầu hết đều kết hợp mực và màu nước và chịu ảnh hưởng nặng nề từ những người theo chủ nghĩa siêu thực châu Âu như Joan Miró, André Masson và Yves Tanguy, theo ghi chú của Greenhalgh.

Những tác phẩm đầu tiên này có lẽ sẽ không thuộc quyền sở hữu của một bảo tàng nghệ thuật lớn nếu những tác phẩm nghệ thuật ấy không được tạo ra bởi một người nghệ sĩ đã trở thành một trong những họa sĩ người Mỹ được kính trọng nhất vào giữa thế kỷ giữa 20. Nhưng sự nhạy cảm với màu sắc của Rothko được thể hiện rõ ràng trong các tác phẩm của hoạ sĩ vào những năm 1930 và 1940. Greenhalgh viết, một lý do khiến buổi triển lãm kết thúc với những bức tranh màu phấn pastel là vì ông cho rằng những bức tranh này “tạo ra sự liên kết với những tác phẩm tượng hình đầy màu sắc từ những năm 1930 trong phòng trưng bày đầu tiên của sự kiện triển lãm, ngay bên dưới đây”.

Bảng màu sáng của hoạ sĩ Rothko cũng được làm nổi bật hơn nhờ phòng triển lãm nghệ thuật Phillips, cũng là nơi đã cho triển lãm Paris mượn ba trong số bốn bức tranh của hoạ sĩ Rothko mà Phillips đang lưu giữ. Những chỗ trống khi cho mượn tranh Rothko tạm thời được thay thế bằng các tác phẩm thuộc sở hữu của con cái nghệ sĩ, Kate Rothko Prizel và Christopher Rothko.

(Khu vực trưng bày tranh của Mark Rothko tại phòng triển lãm nghệ thuật Phillips. Ảnh: Phillipscollection.org)

Nổi bật nhất là bức tranh có màu vàng làm chủ đạo, được sáng tác năm 1955 và được chia đôi bởi một dải màu hồng nhạt có sọc hơi ngả nhiều về màu trắng. Sự khác biệt so với bố cục thông thường của hoạ sĩ đã khiến những bức tranh này trở nên vô cùng thu hút, nhưng điều sống động nhất là vùng màu vàng. Việc màu vàng tạo ra ánh sáng dịu nhẹ hay sức nóng thiêu đốt là do cảm nhận của mỗi người xem quyết định. 

(Ảnh: Phillipscollection.org)

Những trải nghiệm tôn giáo của hoạ sĩ Rothko được cảm nhận nhưng cũng chẳng có dấu hiệu của một tín ngưỡng cụ thể nào, chỉ có hình thức trang nhã trong những khối màu sắc mà thôi.

 

Nguồn: https://www.washingtonpost.com/dc-md-va/2024/01/24/mark-rothko-paintings-on-paper-rothko-room/

Biên dịch: Huyền Trịnh

Biên tập: Huyền

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư