Những bức ảnh mà Lee sử dụng được thể hiện bằng cách nhìn độc đáo về không gian đô thị. Trong các tác phẩm ban đầu, chúng được sử dụng làm tài liệu tham khảo, nhưng trong các tác phẩm gần đây hơn, chúng đã trở thành cơ sở để trừu tượng hóa tác phẩm. Thay vì xóa bối cảnh ban đầu bằng cách phân đoạn và kết hợp lại các hình ảnh, họa sĩ thể hiện chiều sâu trong tác phẩm bằng cách vẽ màu đậm trong các mặt phẳng, đường và dấu chấm lồng vào nhau theo phong cách hình học, logic. Bằng cách này, các tác phẩm của Lee được chia thành nhiều mảnh nhỏ ấn tượng, từ đó phá vỡ bề mặt mượt mà của những bức ảnh kỹ thuật số này.
Phối cảnh sắp đặt của triển lãm nghệ thuật “Image Architect” tại Incheon Art Platform (2021)
Ngoài ra, các dấu vết của điểm ảnh trong các bức ảnh kỹ thuật số và cảm giác chân thật của chúng cho phép người xem trải nghiệm cảm giác mới mẻ về không gian, được nâng cao nhờ phong cách vẽ hình học của Lee và các chuyển động trên hình ảnh được tạo ra bằng nét vẽ. Do đó, quá trình trừu tượng hóa của họa sĩ dường như làm cho các chủ thể trong các bức ảnh biến mất, tạo ra sự tương phản giữa tính vật lý của bức tranh và tính phi vật chất của hình ảnh kỹ thuật số.
Các họa sĩ theo chủ nghĩa hiện đại đều cố gắng thêm chiều sâu và hình thức của không gian thực tế trên canvas thông qua màu sắc, hình thức và ánh sáng. Mặt khác, trong nghệ thuật đương đại, các nguyên tắc trừu tượng, ba chiều và cân bằng mở rộng đến chiều sâu và chiều của không gian bằng cách tương tác với cái nhìn của người quan sát trên tranh canvas. Với suy nghĩ này, Lee so sánh các lớp trong tranh của mình với “giàn giáo”, một thuật ngữ được đặt tên cho cuộc triển lãm tranh gần đây nhất của họa sĩ tại Bảo tàng Nghệ thuật Kumho ở Seoul. Tương tự, Lee đặt tên cho các cấu trúc ba chiều được tạo ra bằng cách tháo dỡ và kết hợp lại các giàn giáo này là “khai thác mỏ”. Trong các tác phẩm hội họa của mình, Lee thường phá vỡ những ranh giới thông thường giữa bên trong và bên ngoài, mời gọi người xem tự do khám phá và bổ sung những cách diễn giải mới cho nghệ thuật của mình.
Chi tiết tác phẩm "If You Cut the Clouds With a Knife" (2023)
Không gian trừu tượng do Lee tạo ra bằng cách tương tác hoàn hảo với góc nhìn của người quan sát xóa mờ ranh giới cụ thể giữa các khái niệm khác nhau về không gian và địa điểm. Người xem có thể để thời gian và câu chuyện hiện lên qua lăng kính diễn giải chủ quan, cá nhân, tuân theo hy vọng của Lee rằng những hình ảnh của họa sĩ “có thể tạo ra câu chuyện của người khác”. Bằng cách này, Lee nuôi dưỡng trải nghiệm nghệ thuật nơi người xem, chơi đùa với thị giác, cảm xúc khuyến khích họ hình thành những con đường và quan điểm cá nhân khi tương tác với tác phẩm của mình. Cuối cùng tạo ra một “tấm thảm nghệ thuật” liên tục, phong phú gồm những câu chuyện và trải nghiệm được chia sẻ cho khách tham quan.
Xem thêm phần 1 tại đây
Nguồn: Heejoon Lee’s Abstract Paintings Create New Encounters with the Urban Environment | artsy.net
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền