Ra mắt sách song ngữ về 9 bảo vật quốc gia Việt Nam

Ra mắt sách song ngữ về 9 bảo vật quốc gia Việt Nam

Bởi Hà Trang 17/04/2023

Vào đầu tháng 2 vừa qua, cuốn sách viết về bộ sưu tập nghệ thuật đặc biệt đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam bằng hai thứ tiếng Việt – Anh.  Cuốn sách dày 115 trang, có tựa đề “9 Bảo vật quốc gia ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam” giới thiệu chi tiết về tác giả, đặc điểm của các bảo vật và cả giá trị nghệ thuật của chúng.

Cuốn sách “9 bảo vật quốc gia” do Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam và NXB Mỹ thuật phối hợp phát hành

Trong đó, 5/9 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013, bao gồm tượng gỗ Quan Thế Âm Bồ tát có nguồn gốc từ chùa Hội Hạ, tỉnh Vĩnh Phúc, tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc có nguồn gốc từ chùa Mật, tỉnh Thanh Hóa, tranh sơn dầu “Em Thúy” của họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910-1994), tranh sơn dầu “Hai thiếu nữ và Em bé” của họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906 - 1954), tranh sơn mài “Lễ kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của họa sĩ Nguyễn Sáng (1923-1988).

Bốn hiện vật còn lại được công nhận bảo vật quốc gia năm 2017 là đôi cửa chạm rồng của Chùa Keo, tỉnh Thái Bình, bức tranh sơn mài “Bác Hồ Ở Chiến Khu Việt Bắc” của họa sĩ Dương Bích Liên (1924-1988), bức bình phong sơn mài của họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908 - 1993) và bức sơn mài “Thánh Gióng” của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (1918-2016).

Một trong những bảo vật quốc gia đáng chú ý nhất được giới thiệu trong cuốn sách là bức tranh mang tên “Lễ kết nạp Đảng ở Chiến trường Điện Biên Phủ” được họa sĩ Nguyễn Sáng hoàn thành năm 1963, chín năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ. Năm nay bảo vật này tròn 60 năm tuổi và cũng là năm đánh dấu 10 năm bức tranh nằm trong bộ sưu tập bảo vật quốc gia được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Tranh sơn mài “Lễ kết nạp đảng viên ở Chiến trường Điện Biên Phủ” của họa sĩ Nguyễn Sáng

Theo giới thiệu từ cuốn sách, họa sĩ đã cùng các chiến sĩ bộ đôi trải qua những ngày chiến tranh ác liệt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Hình dáng, trang phục, khí tài của các chiến sĩ dần trở nên quá quen thuộc với ông. Tuy nhiên, trước khi chính thức bắt tay vào sáng tác, ông đã cẩn thận phác họa nhiều lần vóc dáng, vũ khí và đồ dùng cá nhân của người lính sao cho chúng hiện lên chân thật và sống động nhất.

Tranh sơn mài “Lễ kết nạp đảng viên ở Chiến trường Điện Biên Phủ” có bố cục chặt chẽ, hình khối sắc nét, màu sắc dày đậm. Bức tranh không bộc lộ quá nhiều kỹ thuật, nhưng sự tương phản đậm nhạt và chuyển màu tài tình đã thể hiện sự phong phú về màu sắc và phong cách nghệ thuật của họa sĩ hàng đầu của mỹ thuật Việt Nam. Đó là bản hùng ca tiêu biểu cho tinh thần cách mạng Việt Nam.

Nằm trong bộ sưu tập nghệ thuật bảo vật quốc gia hiện nay, Pho tượng Quán Thế Âm Bồ tát được chế tác vào thế kỷ 16 lại mang tinh thần Phật giáo. Bức tượng bằng gỗ sơn mài được chia thành ba phần: phần trên là Quán Thế Âm 42 tay ngồi trên đài sen, phần giữa là quỷ đọi đài sen, đầu rồng và hai thị giả Kim Đồng, Ngọc Nữ. Phần bệ nằm dưới cùng mang hình lục giác, được chạm trổ tinh xảo với những họa tiết đặc trưng.

Pho tượng có kích thước 314 x 215 x 155cm, nặng khoảng 6 tấn, là một trong những pho tượng cổ đồ sộ và tinh xảo nhất Việt Nam. Đây cũng được đánh giá là cổ vật nguyên bản, độc bản, mang giá trị nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu cho nghệ thuật Phật giáo Việt Nam.

 

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Nguồn: Bilingual book on nine national treasures of Vietnam launched | vietnamnet.vn

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư