Nicole Eisenman, tác phẩm "Hai nụ hôn," 2015.
Có một cuộc thảo luận về ảnh hưởng của các phong trào lịch sử nghệ thuật đối với các họa sĩ đương đại và một hướng khác là phân tích nhóm ảnh hưởng cụ thể về một hoạ sĩ cụ thể, chẳng hạn như mối quan hệ bền chặt giữa Nicole Eisenman với các trường phái Ấn tượng Châu Âu vào đầu thế kỷ 20. Nhưng hãy để đó cho một bảo tàng nghệ thuật ở Arles tổ chức một hiện thân sâu rộng của luận điểm này theo cách chân thực nhất. “Nicole Eisenman và thế giới hiện đại: Những cái đầu, những nụ hôn, những trận chiến” được tổ chức với sự cộng tác chặt chẽ với hoạ sĩ - một thực tế nổi bật khiến cơ sở của nó trở nên vững chắc hơn; không có sự phỏng đoán của chuyên gia nào ở đây, về bản chất đây là một hình thức bên ngoài của điểm danh tâm lý bởi Eisenman.
Khi người xem di chuyển qua nội thất mang phong cách thơ mộng và đôi khi mang phong cách bản địa hơn của tổ chức Vincent van Gogh Arles, các họa tiết bao gồm một số tác phẩm của Eisenman tạo nên một dòng chảy bên trong các ví dụ khiến người ta phải thốt lên với 70 tác phẩm ấn tượng được cho mượn từ Aargauer Kunsthaus ở Thụy Sĩ, Kunsthalle Bielefeld ở Đức, Kunstmuseum Den Haag ở Hà Lan, và bộ sưu tập của chính tổ chức Vincent van Gogh - bao gồm nhiều danh hoạ như Pablo Picasso, James Ensor, Käthe Kollwitz, Edvard Munch, Paula Modersohn-Becker, Emil Nolde, và tất nhiên, Vincent van Gogh.
Vincent van Gogh, tác phẩm “Cánh đồng hoa anh túc”, 1890.
Từ bên trong các chủ đề được sắp xếp một cách chu đáo chẳng hạn như chân dung (phần lớn là chân dung của nam giới và chân dung khỏa thân của phụ nữ), phong cảnh và làng mạc, thành ngữ về những người tắm ở con sông, nhóm người náo loạn và các cảnh xã hội đô thị khác, tình yêu chung của những chiếc mặt nạ như một câu chuyện về yếu tố biểu tượng, hình dạng sự chú ý của Eisenman đối với tiền thân lịch sử nghệ thuật nổi lên không chỉ như là thông tin mà còn là thực tế. Cô ấy làm nhiều hơn là vay mượn — mặc dù có vay mượn — Eisenman bối cảnh hóa những quan sát cá nhân về cuộc sống hiện đại ngày nay với những quan sát của những người đi trước về sự khởi đầu của hiện đại. Sự pha trộn giữa lạc quan và sợ hãi trên những bức tranh sơn dầu của các hoạ sĩ thuộc dòng dõi này một lần nữa quen thuộc với khán giả đương đại, những người từ phía xa của thế kỷ 20 chúng ta có thể đánh giá hy vọng và nỗi sợ hãi của họ diễn ra như thế nào.
Xem thêm phần 2 tại đây
Biên dịch: Vũ
Biên tập: Hiếu Nguyễn
https://artillerymag.com/outside-la-nicole-eisenman/