Lịch sử tranh lụa Trung Quốc - nghệ thuật của sự tinh tế (P2)

Lịch sử tranh lụa Trung Quốc - nghệ thuật của sự tinh tế (P2)

Bởi Hà Trang 19/09/2023

Tranh tang lễ

Các nghệ nhân Trung Quốc cũng sử dụng vải lụa để vẽ tranh từ rất sớm. Những ví dụ sớm nhất được biết đến là các bức tranh lụa trong lăng mộ từ Thời Chiến Quốc, trong đó có hai bảo vật quốc gia: Tranh lụa người đàn ông cưỡi rồng và tranh lụa người phụ nữ cùng phượng hoàng và rồng. Những bức tranh này có niên đại từ năm 475 đến năm 221 trước Công nguyên. Cả hai được phát hiện trong các ngôi mộ ở Trường Sa. Mỗi bức tranh đều thể hiện một bức chân dung nhìn nghiêng của nhân vật bằng nét vẽ màu đen. Loại tranh lụa này là một phần không thể thiếu trong các nghi thức tang lễ của tầng lớp quyền quý xưa.

Lối vẽ Công bút

Trong nhiều thế kỷ tiếp theo, các nghệ nhân Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển dòng tranh lụa với những kỹ thuật đa dạng, phức tạp hơn. Đỉnh cao của tranh lụa Trung Quốc chính là tranh vẽ theo lối Công bút.

Công bút tạm dịch là lối vẽ cần nhiều dụng công. Ngay từ cái tên, Công bút đã thể hiện tính chất phức tạp, tỉ mỉ của kỹ thuật. Dòng tranh lụa này nổi tiếng với bảng màu rực rỡ, chi tiết hiện thực và chủ đề tượng hình. Lối vẽ Công bút này đã đạt đến đỉnh cao trong khoảng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, để lại vô số cuộn tranh lụa đẹp mắt, có giá trị lịch sử cũng như thẩm mỹ cao. Trong thời gian này, ảnh hưởng của lối tranh Công bút đã lan đến Nhật Bản, Ấn Độ và thậm chí cả Tây Âu, trên những tranh lụa treo bàn thờ và các loại mành, rèm lụa.

Lối vẽ Công bút nhấn mạnh vào chi tiết, đặc biệt phù hợp với các tranh cuộn tay. Người phụ trách Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan giải thích: “Có một cái thú hết sức tinh tế khi giở một cuộn tranh lụa ra chậm rãi và nhìn những nét vẽ đi thẳng vào ký ức mình. Và cái thú đó càng tăng lên gấp bội nếu mỗi lần xem mình lại nhận ra những chi tiết mà trước đây mình đã quên hoặc chưa từng chú ý đến”.

Tranh lụa đương đại

Kể từ thời Trung cổ, truyền thống vẽ tranh lụa đã liên tục được kế thừa và phát triển. Các bức tranh lụa hiện đại của Trung Quốc đã có những bước phát triển mới về mặt chất liệu, kỹ thuật nhờ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, các nghệ sĩ hiện đại vẫn tuân theo quy tắc tổ truyền trong trình tự xử lý lụa vẽ, giúp cho tranh lụa hiện đại Trung Quốc vừa có được sự mới mẻ của thời đại, vừa giữ được tinh thần truyền thống.

Ngày nay, quy trình xử lý lụa thường bao gồm việc căng lụa và phủ một lớp hồ bề mặt lụa. Lớp hồ vải này giúp tạo hình cho bức tranh và ngăn màu vẽ bị loang. Sau khi hồ vải đã khô, các hoạ sĩ mới bắt đầu vẽ nét và màu cho tranh. Lớp hồ vải sau đó sẽ bị loại bỏ, tạo ra những khối màu đậm, sắc nét.

Xem thêm phần 1 tại đây

 

Biên dịch: Minh Tâm 

Biên tập: Thu Huyền

https://mymodernmet.com/silk-painting-history/

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư