Lịch sử tranh lụa Nhật Bản

Lịch sử tranh lụa Nhật Bản

Bởi Hà Trang 29/09/2023

Tranh lụa là một loại hình nghệ thuật có nguồn gốc từ Ấn Độ và Đông Á. Những bức tranh lụa có niên đại sớm nhất từ năm 200 CN được tìm thấy ở Ấn Độ với những kỹ thuật phủ sáp và Batik đặc trưng. Khi dòng tranh này lan rộng khắp Đông Á, Nhật Bản đã cải tiến phương pháp dệt lụa và tạo ra một nghệ thuật tranh lụa của riêng mình. Nghệ thuật tranh lụa Nhật Bản, mặc dù đã trải qua nhiều biến đổi, vẫn đứng vững trước thử thách của thời gian. 

Mốc thời gian

Nghề dệt lụa và tranh lụa xuất hiện sớm nhất vào khoảng thế kỷ thứ 2 ở Ấn Độ và ngay sau đó truyền tới Trung Quốc. Nghệ thuật Nhật Bản thời kỳ này vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Trung Quốc. Chỉ cho tới thế kỷ thứ 9 CN, cùng với sự truyền bá của Phật giáo, Nhật Bản mới trở nên độc lập hơn về mặt văn hóa với nghệ thuật. Cũng vào khoảng thời gian này, người Nhật bắt đầu có phương pháp dệt lụa và vẽ tranh lụa riêng biệt. Những bức tranh lụa Nhật Bản thời kỳ đầu được thực hiện bằng mực hoặc sơn đen và thường dùng bảng màu đơn sắc. Bước sang thế kỷ 14, các họa sĩ Nhật Bản bắt đầu sử dụng nhiều loại bột màu, thêm màu sắc cho tranh. 

Giữa thế kỷ 16 và 18, từ Đông Á, tranh lụa bắt đầu cuộc du hành trên khắp lục địa và cuối cùng trên toàn thế giới theo con đường giao thương. Vào thế kỷ 18, sau cách mạng công nghiệp, lụa đã trở nên phổ biến hơn ở các nước châu Âu như Pháp. Chuyên gia về tranh lụa Gill Kitchen cho biết ngày nay nghệ thuật vẽ tranh lụa tiếp tục phát triển và Nhật Bản vẫn là một trong số những quốc gia đứng hàng đầu trong dòng tranh nghệ thuật truyền thống này.

Nguồn gốc của tranh lụa

Nghề dệt lụa đã có từ hơn 3.500 năm trước, bắt nguồn từ Ấn Độ và Trung Quốc. Lụa, hay tên đầy đủ là lụa tơ tằm, làm từ những sợi tơ tự nhiên do con tằm nhả ra. Mặc dù người Trung Quốc là dân tộc đầu tiên tìm ra cách thu hoạch tơ tằm ở Đông Á, nhưng nhờ Nhật Bản mà việc sản xuất tơ lụa mới trở nên phổ biến. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều bắt đầu vẽ tranh lụa vào khoảng thế kỷ thứ 9 CN.

Ảnh hưởng

Ngay từ đầu Phật giáo đã là nguồn ảnh hưởng lớn nhất đối với tranh lụa Nhật Bản. Chính nhờ Phật giáo mà Nhật Bản đã hình thành nên bản sắc văn hóa và nghệ thuật của mình. Một chủ đề khác của nghệ thuật Nhật Bản là các sự kiện lịch sử hoặc các anh hùng cũng ảnh hưởng lên các bức tranh lụa thời kỳ đầu. Nhiều bức tranh Nhật Bản miêu tả thiên nhiên. Một số yếu tố tự nhiên thường thấy trong tranh phong cảnh lụa Nhật Bản là chim, hoa, động vật hoang dã, núi non, cây cối và tre. Thông qua vẻ đẹp tinh tế hoặc tráng lệ của thiên nhiên, các họa sĩ Nhật Bản phô bày tư tưởng triết học về “sự nhỏ bé của con người”. 

Vẽ tranh lụa như là một thực hành thiền

Các nghệ sĩ Nhật Bản sử dụng những nét vẽ tinh tế và chú tâm vào từng chi tiết nhỏ để sáng tác những bức tranh phức tạp. Trên tranh lụa, họa sư cũng thường đề thêm thơ để nhấn mạnh chủ đề, nội dung của bức tranh. Những họa sĩ Nhật Bản phần nhiều là các thiền sư. Cùng với triết lý Phật giáo đã ngấm sâu vào các thực hành văn hóa, người Nhật rất chú trọng thiền định trước và trong khi vẽ, coi đó là yếu tố tâm linh trong nghệ thuật của họ.

Kỹ thuật

Kỹ thuật Serti đặc trưng trong tranh lụa Nhật Bản là kỹ thuật sử dụng các tấm chắn chống nước trong quá trình phác thảo để màu sắc không bị lẫn vào nhau. Bên cạnh đó, kỹ thuật kháng Gutta sử dụng một loại hồ vải gốc nước để vẽ, tạo ra kết cấu cao su và thường được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật nhiều hơn. Tương tự như nhuộm vải, kỹ thuật vẽ tranh Shibori sử dụng thuốc nhuộm khô nhanh để tạo ra những thiết kế đầy màu sắc cho quần áo lụa.

 

Biên dịch: Minh Tâm

Biên tập: Thu Huyền

https://www.ehow.com/about_6640116_history-fabric-painting.html

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư