Họa sĩ Vũ Văn Tịch

Họa sĩ Vũ Văn Tịch

Bởi Hà Trang 19/10/2022

Tiểu sử tóm tắt

1989 Vũ Văn Tịch sinh năm 1989 tại Ninh Bình, trong một ngôi làng nhỏ bình yên nằm giữa hai con sông. Bố mẹ Tịch là những người theo đạo thiên Chúa và rất sùng đạo. Năm 5 tuổi Tịch bắt đầu học giáo lý đạo Thiên Chúa. Đến 18 tuổi Tịch bắt đầu học giáo lý hôn nhân và hoàn thành quá trình học đạo của một người công giáo. Tịch sống tôn trọng nghĩa vụ với gia đình, và lắng nghe ý kiến của những người xung quanh. Với Tịch đạo là tín ngưỡng, và rèn luyện tính kiên trì thông qua việc học đạo. 

2007 Tịch thích vẽ từ nhỏ, nhưng trong gia đình không có ai học mỹ thuật. Tình cờ trong làng Đồng Chưa lúc ấy, có một người sinh viên học vẽ nhìn thấy những bức họa của Tịch và khuyên Tịch đi học mỹ thuật

2008 Gia đình của Tịch làm trong nghành xây dựng và chỉ ủng hộ Tịch khi anh quyết định học thiết kế nội thất. Năm 2008 Văn Tịch thi vào trường đại học mỹ thuật công nghiệp nhưng không đỗ. Tịch vẫn tiếp tục học vẽ trong thời gian này, anh nhận ra mình muốn quyết tâm theo đuổi mỹ thuật.

2009 Năm 2009 anh thi vào trường Đại học sư phạm nghệ thuật Trung Ương, học đến hết năm thứ 2 anh nhận thấy học sư phạm sẽ đưa anh đến gần hơn với việc làm nghề giáo dục thay vì trở thành họa sỹ. Anh quyết định nghỉ học, để luyện thi sang trường trường đại học mỹ thuật Việt Nam. 

2011: Anh thi vào trường đại học mỹ thuật Việt Nam và đã đỗ vào chuyên ngành hội họa ngay lần thi đầu tiên. 2 năm đầu tiên chỉ chuyên tâm vẽ hình họa và nghiên cứu, đến năm thứ 3 khi trường học chất liệu sáng tác. Những ngày đầu tiên cầm bút đi nét trên sơn mài, Tịch đã ngay lập tức hòa hợp với sơn mài và chuyển hẳn sang nghiên cứu chất liệu sơn mài.  

2014 – 2019: Bước ngoặt đầu tiên trong quá trình đi theo sơn mài của Văn Tịch là gặp gỡ với người thầy Triệu Khắc Tiến – ông là tiến sỹ chuyên nghành sơn mài tại đại học Tokyo Nhật Bản. Cùng với Tịch và một số người học trò, họ đã tìm cách để nghiên cứu, hiểu sâu hơn về các kỹ thuật sơn mài Việt Nam. Mỗi người thầy và trò sau này đều phát triển các kỹ thuật theo những hướng riêng. Văn Tịch cũng tự mình luôn luôn tìm hiểu, để ứng dụng những vật liệu mới vào trong tranh của mình. 

Các kỹ thuật sơn mài cơ bản không nhiều, nhưng để phát triển các kỹ thuật lên đến hàng nghìn ứng dụng khác nhau, phù hợp với tư duy và phong cách tạo hình của mỗi họa sỹ, đó là một phần của việc phát triển tranh sơn mài Việt trên con đường nghệ thuật.

2017 – 2018: Series “Tuổi thơ tôi” bao gồm 8 bức tranh vẽ chủ đề về cá. Đây cũng là series tranh đầu tiên đánh dấu sự nghiệp sáng tác của họa sỹ Văn Tịch. Series này được trưng bày tại Triển lãm mỹ thuật Thủ Đô năm 2018 mặc dù chưa được công chúng biết đến nhiều, nhưng bước đầu có được sự công nhận của những đồng nghiệp cùng giới, bởi những nét vẽ tinh trên sơn mài, thử nghiệm thành công các kỹ thuật tạo chất, và thể hiện được tinh thần nghệ thuật.

2016 – 2019: Series “Hoa đêm” bao gồm 12 bức. Tác phẩm “Hoa đêm” đã được chọn để trưng bày tại Festival mỹ thuật trẻ toàn quốc, do Hội mỹ thuật tổ chức. Bức tranh cuối cùng của series Hoa đêm mang tên “Bình yên” là một tác phẩm được chú ý nhất của Văn Tịch.  

2019: Cùng với quyết định quan trọng trong đời là kết hôn, Tịch rời khỏi xưởng họa của thầy Tiến và chuyên tâm phát triển những lối tạo hình của riêng mình, đi theo những mạch xuyên suốt từ đầu đến cuối.

2019 – 2022: Series “Trong Vườn” bao gồm 30 bức tranh sơn mài, là kết quả của 3 năm làm việc nghiêm túc của họa sỹ Vũ Văn Tịch. Tại series này Tịch nói rằng” trước đó tôi vẫn bị chi phối bởi chất liệu, sự thể hiện phải phụ thuộc vào chất liệu. Trong series này tôi cảm thấy hoàn toàn thoải mái và tự tin điều khiển các chất liệu đó trong sáng tác của mình.” 

 

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư