Cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt ảnh hưởng như thế nào? Bất chấp kinh tế suy thoái, các nhà sưu tập giàu có vẫn chi tiêu nhiều cho nghệ thuật

Cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt ảnh hưởng như thế nào? Bất chấp kinh tế suy thoái, các nhà sưu tập giàu có vẫn chi tiêu nhiều cho nghệ thuật

Bởi Hà Trang 22/11/2022

Các nhà sưu tập nghệ thuật đang bất chấp cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang diễn ra.

Một cuộc khảo sát về hoạt động sưu tầm toàn cầu, do Tiến sĩ Clare Andrew - người sáng lập  Art Economics viết, cho thấy bất chấp những khó khăn kinh tế trong nửa đầu năm nay, chi tiêu cho nghệ thuật gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019.

Cuộc khảo sát do Art Basel và UBS đồng xuất bản đã hỏi 2700 nhà sưu tập từ 11 khu vực về thói quen của họ. Các cuộc phỏng vấn với những nhà sưu tập có giá trị ròng cao (HNW) này, nhiều người thuộc tầng lớp tỷ phú, đã chỉ ra rằng họ không nản lòng trước đại dịch, lạm phát và chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine khi đề cập đến thói quen chi tiêu của mình.

Những người giàu có chi tiêu nhiều hơn cho nghệ thuật bất chấp đại dịch - Hình ảnh bản quyền của Francois Mori

Dù ảnh hưởng đối với các tỷ phú Nga và Trung Quốc do các lệnh trừng phạt kinh tế và phản ứng đại dịch, tài sản của các tỷ phú vẫn tăng gấp đôi trong thập kỷ qua.

Đại dịch đã chứng kiến sự gia tăng tài sản của các tỷ phú, đặc biệt là đối với những người làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử, y tế và công nghệ. Báo cáo nói rằng mặc dù đợt tăng giá này bị đình trệ, những người ở cấp cao nhất vẫn được cách ly tốt khỏi các cú sốc kinh tế.

Tính bền vững, khủng hoảng chi phí sinh hoạt và thị trường nghệ thuật

Trong khi các chính phủ đã ban hành những biện pháp khẩn cấp để giúp người dân thanh toán hóa đơn năng lượng nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu thốn và tịch thu tài sản trên diện rộng đối với các doanh nghiệp yếu kém, 78% những người sưu tập HNW vẫn lạc quan về tương lai của thị trường nghệ thuật.

Cùng lúc đó, chỉ hơn một nửa trong số những người được khảo sát có kế hoạch mua tranh nghệ thuật trong sáu tháng tới và 39% đang nhắm đến việc bán đi các tác phẩm từ những bộ sưu tập cá nhân của mình.

Sự bùng nổ bởi thị trường nghệ thuật kỹ thuật số và NFTs, khiến hoạ sĩ Damien Hirst đặt câu hỏi về đạo đức của việc phải bỏ bớt các tác phẩm nghệ thuật của chính mình trong thời điểm mà nhiều người bị đẩy vào cảnh nghèo đói vẫn còn đang tiếp diễn. Mặc dù có dự đoán về 'Sự ngủ đông của tiền điện tử', 17% chi tiêu của các nhà sưu tập HNW là dành cho nghệ thuật kỹ thuật số, với 10% vào các sản phẩm NFT.

Đặt vấn đề của blockchain sang một bên, có vẻ như người mua HNW cũng muốn mua sản phẩm của họ một cách bền vững.

Khi các hoạt động trong ngành nghệ thuật đang được giám sát chặt chẽ hơn và bản thân tác phẩm nghệ thuật là mục tiêu của những người phản đối khí hậu, thì các nhà sưu tập vẫn sẵn sàng trả một khoản tiền cao cấp cho các lựa chọn bền vững trong việc sưu tầm của mình.

Theo báo cáo, 98% có thể đạt được mức tăng 5%, 86% hài lòng khi trả thêm 10% và 57% sẵn sàng tài trợ 25% phí bảo hiểm bền vững cho nghệ thuật của họ.

Những biện pháp bền vững sẽ bao gồm vận chuyển phát thải thấp và danh mục chỉ kỹ thuật số. Tuy nhiên, nhiều cuộc hành trình quốc tế để đi xem nghệ thuật đã tăng 74% trong nửa đầu năm 2022 so với năm 2021, có lẽ mức phí bảo hiểm này chỉ có thể làm giảm được lượng khí thải tính cho đến nay.

 

Biên dịch: Vũ

Biên tập: Hiếu

https://www.euronews.com/culture/2022/11/11/what-cost-of-living-crisis-wealthy-collectors-spend-more-than-ever-on-art-despite-economic 

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư