Bối cảnh nghệ thuật đang dần biến đổi tại Seoul trước thềm triển lãm nghệ thuật Frieze 2023 (P2)

Bối cảnh nghệ thuật đang dần biến đổi tại Seoul trước thềm triển lãm nghệ thuật Frieze 2023 (P2)

Bởi Hà Trang 04/09/2023

ARTnews (AN): Suki Seokyeong Kang là một trong những họa sĩ thuộc phòng tranh của bà Tina Kim và hiện đang có triển lãm tranh tại tại Bảo tàng Nghệ thuật Leeum ở Seoul. Theo như mô tả của bà, các sáng tác của cô ấy là vẽ lại quá khứ nhưng lại nói về tương lai. Bà có thể chia sẻ rõ hơn về điều này không?

Tina Kim: Khi tôi đưa các nhà sưu tập nghệ thuật đến xem tác phẩm của họa sĩ Suki, dường như họ đã bị thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên, có lẽ bởi vẻ truyền thống. Nhưng thực tế trong sáng tác, cô thường phải đối mặt với những căng thẳng giữa cái cũ và cái mới. Họa sĩ này từng được giới thiệu tại Venice Biennale vào năm 2019 và trước đó, trong năm 2018, triển lãm tranh “Black Mat Oriole” tại ICA Philadelphia đã giúp cô được công nhận nhiều hơn.

Dẫu vậy, đối với thế hệ trẻ Hàn Quốc, có một chút gì đó khiến họ không thoải mái khi đề cập đến các yếu tố truyền thống trong sáng tác nghệ thuật hội họa. Thế nhưng, cái mà Suki đang làm lại khá mang tính khái niệm và dân gian khi cô đưa ký hiệu âm nhạc truyền thống (Jungganbo) trong tác phẩm nghệ thuật của mình. Thay vì sử dụng hình ảnh theo đúng nghĩa đen, Suki lại bỏ qua dòng hình ảnh phức tạp và thể hiện một cách hiện đại, tối giản, và thẩm mỹ hơn. Điều đó thể hiện một tinh thần dân tự không thể chối bỏ nhưng lại có sự lan tỏa, đồng điệu với thế giới bên ngoài.

Phối cảnh sắp đặt triển lãm nghệ thuật của Kang Seok Ho "Deep is the rising sun, far is the falling one" tại Tina Kim Gallery, New York (29/6 – 29/7/2023).

AN: Có phải có nhiều phương thức biểu đạt nghệ thuật cho các nghệ sĩ ở Hàn Quốc hay không?

Tinna Kim: Có rất nhiều nghiên cứu và cách thức thể hiện nghệ thuật dưới sự sáng tạo của các nghệ sĩ đương đại Hàn Quốc ngày nay. Đó cũng là bàn đạp để từng nghệ sĩ phát triển sự nghiệp riêng của mình. Ví dụ như khi nhắc đến các video nghệ thuật, Nam June Paik và Park Chan-Kyong là những cái tên không thể không nhắc đến. Trong lĩnh vực nghệ thuật trình diễn có Kimsooja, hay các nghệ sĩ Avant Garde Hàn Quốc như AG Group, hoặc trong lĩnh vực điêu khắc/sắp đặt có các tên tuổi như như Haegue Yang, Do Ho Suh, hay Dansaekhwa, như Ha Chong Hyun, Lee Ufan và Park Seo-Bo.

AN: Vậy điều gì cần được công nhận nhiều hơn?

Tina Kim: Chắc chắn có một khoảng cách về số lượng nghệ sĩ đang làm việc theo cách thực tế, với các nghệ sĩ đang sáng tác trong lĩnh vực phương tiện truyền thông và nhiếp ảnh mới. Một nghệ sĩ như Kang Seok Ho thực sự lấp đầy khoảng trống đó trong lịch sử nghệ thuật đương đại của Hàn Quốc.

AN: Với vai trò là một nhà kinh doanh về nghệ thuật, bà hẳn có biết và có tìm hiểu về lợi ích của các doanh nghiệp tư nhân đối với nghệ thuật. Đơn giản như triển lãm nghệ thuật Frieze, sau sự kiện lần đầu tiên 2022, Frieze đã giúp nâng cao vị thế của Seoul như một trung tâm văn hóa nghệ thuật. 

Tina Kim: Bottega Veneta đang đưa các nghệ sĩ đến Seoul. Chanel đang tài trợ cho Frieze. Các thương hiệu thời trang muốn chứng tỏ rằng họ đã nắm bắt được một phần gì đó trong văn hóa. Đó là dấu hiệu cho thấy họ tin rằng thương hiệu của mình sẽ được nâng lên một tầm cao mới khi gắn liền với nghệ thuật. 

https://d7hftxdivxxvm.cloudfront.net/?quality=80&resize_to=width&src=https%3A%2F%2Fartsy-media-uploads.s3.amazonaws.com%2FsUwVNDTz-d1WUDTo2GR_wQ%252Fl91kDaRwgcWTInAa.jpeg&width=910

Khung cảnh sắp đặt của triển lãm nghệ thuật của Lehmann Maupin tại Frieze Seoul, 2022 (Nguồn: artsy.net)

Xem thêm phần 1 tại đây

 

Nguồn: In Seoul, a Major Player Surveys the City’s Changing Scene Ahead of Frieze | artnews.com

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư