André Saraiva: nghệ thuật tranh đường phố, cảm hứng lãng mạn và lớn lao

André Saraiva: nghệ thuật tranh đường phố, cảm hứng lãng mạn và lớn lao

Bởi Hà Trang 09/01/2024

Trong thế giới nghệ thuật tranh đường phố graffiti và thời trang, hiếm có cái tên nào mang tính biểu tượng như André Saraiva. Được biết đến với bút danh “Quý ngài A”, nam nghệ sĩ đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong văn hóa đương đại. 

Sinh ra ở Thụy Điển vào năm 1971, André đến Paris khi mới 10 tuổi. André Saraiva, nghệ danh "Quý ngài A", bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật của mình trên đường phố quận 13 của Paris. Ngay từ khi còn nhỏ, anh đã có "thiên hướng vẽ graffiti, vẽ trên tường ở trường và nhà. Nghệ sĩ chọn tên của mình, André, để làm nổi bật bản sắc Pháp trong một thế giới tranh tường graffiti bị ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Mỹ.

Nghệ sĩ đương đại André Saraiva và hình mẫu graffiti Quý ngài A.

Vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, đường phố Paris tràn ngập những hình vẽ bậy và những nét vẽ nguệch ngoạc mà hầu hết mọi người không hiểu. Nghệ sĩ sau đó tự đặt một câu hỏi cơ bản: “Tại sao không tạo ra thứ gì đó có thể nói với tất cả mọi người?” Chính trong bối cảnh đó, Quý ngài A đã ra đời, một nhân vật có nụ cười hiểu biết, đôi chân dài sành điệu, đội chiếc mũ chóp cao và tràn ngập tình yêu với cuộc sống.

Trong những năm qua, Quý ngài A đã phát triển từ một nhân vật đơn giản trên tường thành một biểu tượng của văn hóa đại chúng. Hình mẫu này đã được tái tạo trên quần áo, phụ kiện và thậm chí cả các xa xỉ phẩm, hợp tác với các thương hiệu lớn như Louis Vuitton và Jean-Paul Gaultier. Biểu tượng này cũng là chủ đề của nhiều cuộc triển lãm nghệ thuật, giúp nâng tầm graffiti lên một loại hình nghệ thuật hợp pháp.

Các áp phích “Buổi hòa nhạc trong mơ” do André Saraiva thực hiện.

Nghệ sĩ đa năng người Thụy Điển này đã tạo ra một chuỗi ấn phẩm in mang tên "Buổi hòa nhạc trong mơ", ghi lại bản chất của trải nghiệm âm nhạc đỉnh cao mà mọi người yêu âm nhạc đều mơ ước có được. Không giống như các lễ hội âm nhạc lịch sử như Monterey Pop năm 1967 hay buổi hòa nhạc tưởng nhớ Freddie Mercury năm 1992, "Buổi hòa nhạc trong mơ" hoàn toàn là những sáng tạo tưởng tượng.

Về mặt thẩm mỹ, “Buổi hòa nhạc trong mơ” được trình bày trên giấy, mang lại hiệu ứng cũ kỹ khi bị mắc kẹt trên đường phố, gợi nhớ đến tài liệu quảng cáo truyền thống. Người nghệ sĩ chỉ ra rằng mặc dù ảnh ghép trên áp phích không giống với tranh tường graffiti nhưng cả hai đều có chung một bối cảnh là thành phố. 

Ngay cả với tất cả những thành công từ nghệ thuật đến kinh doanh, André Saraiva vẫn không có dấu hiệu chậm lại. Anh vẫn mơ ước được làm phim và khao khát tìm được “tình yêu đích thực và một gia đình với rất nhiều đứa trẻ chạy quanh”. Đối với người nghệ sĩ graffiti này, động lực lớn nhất mà một người có thể có là tình yêu và sự lãng mạn, những chủ đề luôn truyền cảm hứng cho tác phẩm của mình và sẽ tiếp tục như vậy trong những năm tới.

 

Nguồn: André Saraiva : graffitis, glamour et grandeur | focusmagazine

Biên dịch: Kim Ngân

Biên tập: Thu Huyền

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư