Tuần lễ trưng bày: THẾ GIỚI KỲ THÚ - Hoạ sĩ Tống Ngọc

Họa sĩ Tống Ngọc đã đi cùng chất liệu lụa trong sáng tác hội họa hơn 10 năm. Các chủ đề chính trong tác phẩm của chị là phong cảnh, gia đình, phụ nữ, trẻ em, tĩnh vật… Từ triển lãm Thiên điểu xanh năm trước, loạt tác phẩm này là sự tiếp biến trong câu chuyện tạo hình ở sự phát triển của bố cục, đường nét, không gian và hình tượng các nhân vật. Những câu chuyện của Tống Ngọc ngày một thú vị hơn, dẫn dắt người xem vào vùng tưởng tượng của chị. Với ngôn ngữ lụa mơ màng, mang đậm nữ tính với tạo hình kỳ thú, giàu huyễn tưởng cá nhân, Tống Ngọc đang trên hành trình vừa khám phá vừa chắt lọc để đem đến cho tranh lụa Việt Nam đương đại một cá tính mới.

HỌA SỸ TỐNG NGỌC

Họa sỹ Tống Ngọc sinh năm 1984

2009: Cử nhân Sư phạm Mỹ thuật – Trường ĐHMT Việt Nam

2016: Thạc sĩ chuyên ngành Hội họa – Trường ĐHMT Việt Nam

Hoạt động triển lãm tiêu biểu gần đây:

2021: Triển lãm cá nhân Thiên điểu xanh tại Art Space 42 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

2019: Triển lãm 20 năm Sư phạm Mỹ thuật Yết Kiêu – Triển lãm kỷ niệm 20 năm Khoa Sư phạm Mỹ thuật – ĐHMT Việt Nam tại Nhà Triển lãm Hàng Bài, Hà Nội

2018: Triển lãm Tranh lụa và điêu khắc nhỏ tại Trung tâm VCCA, Hà Nội

2017:

  • Triển lãm Festival Mỹ thuật trẻ toàn quốc lần thứ IV tại Trung tâm VCCA, Hà Nội
  • Triển lãm Mỹ thuật Phật giáo toàn quốc tại Trường ĐHMT Việt Nam, Hà Nội
  • Triển lãm Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam tại Oakland, California, Hoa Kỳ

Họa sĩ Tống Ngọc đã đi cùng chất liệu lụa trong sáng tác hội họa hơn 10 năm. Các chủ đề chính trong tác phẩm của chị là phong cảnh, gia đình, phụ nữ, trẻ em, tĩnh vật… Từ triển lãm Thiên điểu xanh năm trước, loạt tác phẩm này là sự tiếp biến trong câu chuyện tạo hình ở sự phát triển của bố cục, đường nét, không gian và hình tượng các nhân vật. Những câu chuyện của Tống Ngọc ngày một thú vị hơn, dẫn dắt người xem vào vùng tưởng tượng của chị. Với ngôn ngữ lụa mơ màng, mang đậm nữ tính với tạo hình kỳ thú, giàu huyễn tưởng cá nhân, Tống Ngọc đang trên hành trình vừa khám phá vừa chắt lọc để đem đến cho tranh lụa Việt Nam đương đại một cá tính mới.

Huyền T. Trần

 

NHỮNG HUYỄN TƯỞNG VÀ NGÔN NGỮ TẠO HÌNH LẠ 

Hội họa dùng ngôn ngữ tạo hình để thể hiện ý đồ nghệ thuật của người họa sỹ. Tuy vậy, không phải mỗi tác phẩm hội họa đều diễn tả một câu chuyện. Nhiều khi đó là một khoảnh khắc/ một trạng thái. Điều đặc biệt trong tranh lụa của Tống Ngọc phải kể đến những nội dung lạ trong tác phẩm, phản ánh những tưởng tượng phong phú mà không phải người họa sĩ nào cũng có được.

Không gian trong tranh Tống Ngọc thường mang tính kỳ ảo, đồng hiện và ước lệ, phản ánh sự lãng mạn hóa đời sống con người trong các tác phẩm của chị. Có khi không gian trong tranh chỉ gợi tả thiên nhiên, có khi được chia nhỏ phức tạp, mang tính trang trí đến từng chi tiết rất nhỏ khiến tranh Ngọc đa dạng và khó đoán định.

Tống Ngọc không tập trung vào diễn tả ánh sáng, khối của hình. Các tác phẩm thường hiện lên với tone màu nhẹ như lớp phấn phủ trong một không gian mờ ảo. Thứ được chú ý ở đây là các nhân vật của chị luôn được đặt trong một trạng thái rất động. Đặc biệt trong chủ đề trẻ thơ và thiên nhiên, tranh của chị trong trẻo, hồn nhiên, bắt từng khoảnh khắc và hóa thân vào trẻ nhỏ. Đó cũng chính là điều họa sĩ chia sẻ: “trẻ con theo bản năng chúng tự thấy mình ở trong thiên nhiên và là của thiên nhiên chứ không giống người lớn, phải làm chủ mọi vấn đề, làm chủ thiên nhiên”. Một khát khao của chị là vẽ để “cảm nhận cuộc sống này như bản năng vốn có của trẻ thơ”. 

Ở độ tuổi của người phụ nữ đã trưởng thành, không khó hiểu khi những chủ đề trong tranh của Tống Ngọc hướng đến gia đình, trẻ em, phụ nữ, thiên nhiên và sự tự do. Tranh của chị giàu tình cảm, nhẹ nhàng nhưng cũng có điều gì đó trăn trở, khát khao cháy bỏng. Dang dở, kỳ bí, lôi cuốn, khát khao - có thể dùng những từ này để diễn tả cảm xúc về series tranh này của Tống Ngọc? Mỗi tác phẩm là một trạng thái cảm xúc quý giá mà chị đang có được trên hành trình nghệ thuật. 

Huyền T. Trần

_

 

 

ARTIST TONG NGOC

The artist was born in 1984
2009: Bachelor of Fine Arts Pedagogy – Vietnam University of Fine Arts

2016: Master of Fine Arts – Vietnam University of Fine Arts
Recent exhibitions
2021: Solo exhibition Blue Bird of Paradise at Art Space, 42 Yet Kieu, Hoan Kiem, Hanoi.

2019: 20 years of Yet Kieu Fine Arts Pedagogy - Exhibition commemorated 20 years of Fine Arts Pedagogy - at the Vietnam University of Fine Arts at Hang Bai Showroom, Hanoi.

2018: Exhibition of Silk painting and small sculptures at Vincom Center of Contemporary Arts, Hanoi.
2017: 

  • Exhibition of the 4th National Youth Fine Arts Festival at Vincom Center of Contemporary Arts, Hanoi.

  • National Buddhist Fine Arts Exhibition at Vietnam University of Fine Arts.

  • Vietnam Silk Painting Art Exhibition in Oakland, California, USA.

Tong Ngoc has been working with silk in painting for more than 10 years. The main themes in her work include landscape, family, women, children, inanimate objects, and many more. Since last year's Blue Bird of Paradise exhibition, her series of works have been chronicling an evolution of the visual story in the development of composition, contours, space, and figure display. Tong Ngoc’s stories are increasingly captivating, guiding viewers into her imaginative domain. With a dreamy, feminine silk linguistic style, intriguing visual elements, and rich idiomatic fantasies, Tong Ngoc is on a journey of discovery and refinement to give contemporary Vietnamese silk painting a new personality.

Huyen T. Tran

 

FANTASIES AND ECCENTRIC VISUAL LANGUAGE 

Fine arts harness visual language to express the artist’s aesthetic intention. However, an art piece doesn’t necessarily portray a story. A lot of time, it’s just a fleeting moment or a state of being. The remarkable aspect of Tong Ngoc’s silk painting is the strange contents that illustrate prolific imaginations, which can’t easily be replicated by other artists. 

The space in Tong Ngoc’s paintings is often mysterious, coexisting, and meticulously placed, reflecting the romanticization of human life in her works. Sometimes, the space in the paintings only depicts nature, intricately broken down, and transform into tiny adorning details that contribute to the diversity and unpredictability of Ngoc’s paintings.

Tong Ngoc does not focus on expressing the light and volume of the figure. The colors in her silk painting are also distinguished, often appearing with light, powdery tones that envelop their hazy space. What’s remarkable here is that her characters are always placed in a state of great dynamism. Especially in the theme of children and nature, her paintings are clear and innocent, captivating every moment and embodying viewers into children. The artist also shared: “Children instinctively see themselves in nature and belong to nature, unlike adults, who must be in control of all problems, even master of nature. One of her desires is to paint, to “feel this life with a child’s inherent instinct”. 

At the age of an adult woman, it’s inherently understandable that the themes in Tong Ngoc’s painting are about family, children, women, nature, and freedom. Her paintings are light, rich with love, but harbored within them are some senses of unease, yearning for a burning desire. Incomplete, mysterious, captivating, longing - can these words express the feelings of this series by Tong Ngoc? Each work is a valuable emotional state that she’s having in her artistic journey. 

Huyen T. Tran

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư