Triển lãm tranh “Ấn tượng trừu tượng - Cuộc gặp gỡ chưa từng có giữa Joan Mitchell và Claude Monet”

Triển lãm tranh “Ấn tượng trừu tượng - Cuộc gặp gỡ chưa từng có giữa Joan Mitchell và Claude Monet”

Bởi Hà Trang 21/06/2023

Triển lãm dành riêng cho Joan Mitchell tại Fondation Louis Vuitton trưng bày các tác phẩm của bà, ngay cạnh những bức tranh cuối cùng của Claude Monet, đã mang đến một khoảnh khắc choáng ngợp. Joan Mitchell là một nghệ sĩ đã bị các đồng nghiệp nam và đôi khi là bạn bè đánh giá thấp trong thời gian dài. Lộ trình triển lãm liên kết hai dự án cũng như cách sắp xếp mới mẻ đã thổi bùng sự ngạc nhiên cho người xem tranh.

Tuy nhiên, giữa tính bạo lực, những nét vẽ dày và đậm cũng như sự rực rỡ của màu sắc của Mitchell, và khía cạnh chiêm nghiệm của bức tranh sơn dầu phong cảnh nổi tiếng của Monet - “Hoa súng” (Nymphéas), có một mối liên kết lạ kỳ, mặc cho vẻ ngoài đối lập của chúng. Bản thân Mitchell hầu như chưa từng nhận thân với Monet. Trong suốt sự nghiệp của mình, bà tỏ ra ủng hộ Van GoghCézanne hơn cả. Cuộc gặp gỡ đã diễn ra ở Vétheuil – ngôi làng nơi cả hai nghệ sĩ đã sống và làm việc trong thời gian dài. Chủ đề phong cảnh đóng vai trò như một sợi chỉ dẫn xuyên suốt các cuộc triển lãm tranh. Bằng cách liên kết Mitchell với Monet, những người giám tuyển nghệ thuật không chỉ đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa tranh trừu tượng và trường phái Ấn tượng, mà trên hết, họ mời gọi người xem đặt câu hỏi về vị trí cũng như cách tiếp cận mà chúng ta dành cho chủ nghĩa trừu tượng ngày nay.

Qua lăng kính của Trường phái Ấn tượng, người xem có thể thấy được rõ hơn những gì mà họa sĩ thường mô tả là 'cảm giác' - tình cảm dường như thúc đẩy bà vẽ tranh. Tất nhiên, 'cảm giác' không thể hoàn toàn gắn liền với ấn tượng. Cảm giác bối rối của vị khách vừa đi qua các phòng trưng bày chuyên khảo khi lần đầu tiên đối mặt với sự kết hợp giữa tranh của Monet và tranh của Mitchell sẽ bác bỏ nhận định vừa rồi. Sự vững chắc, sức mạnh màu sắc trong các bức tranh của Mitchell dường như nhấn chìm những vệt màu trôi nổi, gần như một dạng phù du trong bức tranh sơn dầu “Hoa súng” (Nymphéas). Và phải mất một lúc mắt người xem mới quen với việc chuyển từ bông hoa này sang bông hoa khác. 'Ấn tượng' là một khái niệm thuộc trật tự tâm sinh lý, chủ yếu là vấn đề nhận thức. Trong tranh sơn dầu “Hoa súng” (Nymphéas), “ấn tượng” mà nó mang lại cho người ta là một Monet cao tuổi, yếu ớt, gần như mù lòa, đang cố gắng đưa từng nét cọ. Ngược lại, 'cảm giác' thuộc loại tình cảm. Trong tác phẩm của nữ nghệ sĩ người Mỹ, cảm giác được hiện thực hóa thông qua cử chỉ vẽ hiển lộ trên mặt tranh, hay những giọt nước gợi lại tốc độ hành động của nó, cũng như sự bùng nổ của màu sắc có thể gợi nhớ đến Van Gogh, và xa hơn nữa là Chủ nghĩa lãng mạn của Delacroix. Thực tế là 'cảm giác' đã hình thành trong bức tranh sơn dầu trừu tượng mạnh mẽ này không chỉ là một khái niệm thuộc về trật tự của 'trạng thái tâm trí', mà đã vượt thoát ra bên ngoài và phóng chiếu nó lên bề mặt tranh vẽ.

Từ đó, chúng ta chất vấn về tầm quan trọng của nghiên cứu tiểu sử trong quá trình xem, bình luận và thậm chí là diễn giải toàn bộ tác phẩm của Mitchell (sự chia ly, tang tóc, du lịch, v.v.). Người ta không thường áp đặt tiểu sử nghệ sĩ vào trong những phân tích như vậy nếu nghệ sĩ là một người đàn ông, nhưng lại thực hiện thao tác này đối với tranh sơn dầu trừu tượng của nữ họa sĩ - đặc biệt là vì hầu hết thời gian chúng ta được nhắc đến với những đam mê buồn bã, giữa tang tóc và u sầu. Họa sĩ đã thách thức điều này bằng cách đặt tiêu đề cho nhiều bức tranh của mình, chẳng hạn như “Thung lũng lớn” (La Grande Vallée, 1983) và “Sau cùng không một nơi trú” (No Room at the End, 1977). Một số tên tranh đã được họa sĩ chọn sau khi bà bắt đầu vẽ chúng, thi thoảng là trong 'buổi tối đặt tên' - một sự kiện thú vị được đề cập bởi bạn của bà, nghệ sĩ, nhà soạn nhạc và nhà giáo dục Gisèle Barreau. Đồng thời, ở mức độ nào đó, người xem có thể coi sự khôi hài này của bà như một yếu tố cơ bản để diễn giải tác phẩm. Hiểu theo đúng nghĩa đen, bộ lọc diễn giải do tiêu đề áp đặt, dù có ý nghĩa như nó vốn có, đã bóp nghẹt sự mỉa mai hoặc sự mỉa mai tự ti làm sinh động nhiều sáng tác của cô. Sau khi chia tay họa sĩ Jean-Paul Riopelle, bà bắt đầu vẽ “Cuộc sống tươi đẹp” (La Vie en Rose, 1979), bằng những nét cọ đen tuyệt vời. Kỹ thuật này có thể là ám chỉ đến Edith Piaf, nhưng cũng là một cách để làm trống hiệu ứng trên khung vẽ.

Ngược lại, khi nhìn lại các tác phẩm Ấn tượng cuối cùng của Monet qua lăng kính tranh của Joan Mitchell, chúng ta hiểu rõ hơn về tinh thần của triển lãm. Trưng bày không tìm cách nhấn mạnh sự ảnh hưởng có tính liên lục của các trường phái và phong cách hội họa, mà tập trung thể hiện Mitchell và Monet ở một khía cạnh khác, bằng cách soi sáng người này qua người kia và làm rung chuyển các phân loại cứng nhắc. Điều cốt yếu trong cuộc đối thoại này là những đứt gãy căn bản trong chính chủ nghĩa trừu tượng. “Tranh của tôi là tranh trừu tượng, mà cũng là tranh phong cảnh,” Mitchell thích nói như thể bà đang cố gắng, bất chấp mọi thứ, nhặt nhạnh những mảnh vỡ của lịch sử hội họa và dán chúng lại với nhau. Tiêu điểm của triển lãm nghệ thuật là hai bức tranh sơn dầu Edrita Fried (1981) của Mitchell và Les Agapanthes (1914-26) của Monet. Người xem được dẫn bước trở về với thế giới nội tâm của riêng mình trước những bức tranh hoành tráng và có phần đối lập nhau.

 

Biên dịch: Minh Tâm

Biên tập: Thu Huyền

https://www.artbasel.com/stories/mitchell-monet-louis-vuitton-abstract-impressionism

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư