Người họa sĩ của những năm 1920 giấu trong những bức tranh chân dung các biểu tượng đồng tính nữ (P2)

Người họa sĩ của những năm 1920 giấu trong những bức tranh chân dung các biểu tượng đồng tính nữ (P2)

Bởi Hà Trang 24/01/2024

Cho dù bị đánh giá chỉ giống như người trợ lý cho những nam hoạ sĩ nổi danh cùng thời như Pablo PicassoGeorges Braque, nữ nghệ sĩ Marie Laurencin đã chứng minh được tài năng của mình với những “kết tinh” đặc trưng.

(Thiết kế rèm sân khấu cho vở ba-lê "Les biches” , from 1923. Ảnh: Quỹ Barnes)

Những bức tranh 'không có đàn ông'

Trước Thế chiến thứ nhất, Laurencin học vẽ và vẽ tranh sứ trước khi đăng ký vào trường nghệ thuật độc lập ở Paris Académie Humbert là một trường mở cửa cho phụ nữ vào buổi chiều.

Hoạ sĩ Laurencin là một nhà thông thái, vẽ tranh minh họa cho sách, làm thơ, thiết kế trang phục múa ba lê và dàn dựng sân khấu. Nhưng với tư cách là một nữ nghệ sĩ với phong cách hết sức nữ tính, hoạ sĩ Laurencin không phải lúc nào cũng được coi trọng, mặc dù bà ấy dường như có tính cách nữ tính có chút buồn tẻ, từng bị nói là “bỏ qua cũng được vì bà ấy ngu ngốc” học giả Rachel Silveri viết trong catalogue. 

Nhưng khi các định nghĩa về sự nữ tính ngày càng mở rộng trong những thập kỷ gần đây, thì sự trân trọng đối với thế giới bình dị, chỉ dành cho phụ nữ của Laurencin cũng ngày càng tăng theo. Ngay từ khi khởi đầu sự nghiệp hội họa của mình, hoạ sĩ Laurencin chỉ thỉnh thoảng đưa nhân vật nam vào các tác phẩm nghệ thuật của mình - Picasso, Jean Cocteau, nhà kinh doanh nghệ thuật người Pháp Paul Rosenberg - nhưng các tác phẩm của Laurencin phần lớn “không có đàn ông,” theo lời giải thích của Simonetta Fraquelli, một trong những giám tuyển của triển lãm đang diễn ra giới thiệu tranh của hoạ sĩ Marie Laurencin. Thay vào đó, chim, chó và ngựa tạo dáng và vui đùa với những người phụ nữ trong tranh của bà, với những người đã từng trông nom bà bao gồm nhà thiết kế thời trang Coco Chanel và quý bà trang nhã Maud “Emerald” Cunard.

(Bức tranh chân dung Mademoiselle Chanel được hoạ sĩ Laurencin thực hiện năm 1923. Ảnh: Quỹ Barnes)

Trong rất nhiều tác phẩm nghệ thuật của Laurencin, các con vật gợi ý chỉ những người phụ nữ đang yêu, chẳng hạn như chú chim uyên ương đa tình trong “Women with Dove” – Phụ nữ với chú chim bồ câu - một bức tranh chân dung kép của Laurencin và nhà thiết kế thời trang Nicole Groult, người đã viết thơ mô tả đôi mắt, bộ ngực và đôi môi của bà ấy như những chú chim. Bà thường đặt tiêu đề cho những bức tranh chân dung phụ nữ của mình là “Những người bạn” hoặc “Hai người bạn”.

(“Women with Dove” – Phụ nữ với chú chim bồ câu. Tranh của hoạ sĩ Laurencin. Ảnh: Quỹ Barnes)

Theo Cindy Kang, giám tuyển của phòng trưng bày nghệ thuật Barnes nơi đang diễn ra triển lãm của hoạ sĩ Laurencin, “Đó thực sự là một tầm nhìn khác về chủ nghĩa hiện đại, gần giống như một điều không tưởng triệt để… một thế giới của phụ nữ, vì phụ nữ, bởi phụ nữ. Đó là một cách tưởng tượng về một thế giới kỳ lạ, nơi bà ấy có thể thuộc về.”

(Bức tranh “The Woman-Horse” - Nhân mã - được hoạ sĩ Laurencin vẽ năm 1918. Ảnh: Quỹ Barnes)

Ý định bị hiểu lầm

Mặc dù Laurencin chưa bao giờ nói rõ ràng về giới tính của mình, nhưng có lẽ có một chỗ đứng chắc chắn trong giới nghệ thuật LGBTQ của Paris những năm 1920, và các thẩm mỹ viện dành cho người đồng tính của người Mỹ tại địa phương và người thừa kế Natalie Clifford Barney. Bà có mối quan hệ quen biết với nhà văn đồng tính nữ nổi tiếng Gertrude Stein, người đã mua tác phẩm của bà, và được chụp ảnh bởi Berenice Abbott, người đã chụp chân dung của nhiều phụ nữ đồng tính quan trọng của thời đại bấy giờ.

Laurencin đã kết hôn một lần với nghệ sĩ người Đức Otto von Waetjen, và được biết là có quan hệ tình cảm với Groult và nhà thơ Guillaume Apollinaire, và một số người khác. Sau này, bà nhận người bạn đời Suzanne Moreau làm con gái mình - như nhiều cặp vợ chồng LGBTQ không có quyền hợp pháp đã làm vào thời điểm đó - và sống với Moreau cho đến khi bà qua đời vào năm 1956.

Cần rất nhiều thời gian để hiểu được ý nghĩa hình ảnh của Laurencin, ngay cả đối với một chuyên gia như Fraquelli, người cho biết việc giám tuyển triển lãm đã giúp cô nắm bắt tốt hơn các dòng chảy xuyên suốt các tác phẩm của hoạ sĩ Laurencin.

“Tôi có cảm giác tôi khám phá ra được điều gì đó khi tôi nhận ra bà ấy là ai và hiểu bà ấy hơn nữa - tôi hy vọng điều đó cũng thể hiện qua cuộc triển lãm này,” Fraquelli nói. “Cách bà ấy sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng của mình cực kỳ tinh vi và thông minh.”

“Bà ấy gặp khó khăn trong việc diễn giải,” giám tuyển Kang nói thêm. Trước đây, ngay cả các nhà sử học nghệ thuật ủng hộ nữ quyền cũng hiểu lầm ý định của hoạ sĩ Laurencin. “Nếu bạn không nhìn bà ấy từ góc độ thể hiện nữ tính kỳ lạ, thì thực sự khó hiểu bà ấy đang làm gì: tại sao bà ấy lại nữ tính đến vậy, tại sao lại có nhiều màu hồng như vậy, tại sao lại có những dải ruy băng. Thật dễ dàng để rơi vào cái bẫy khi nghĩ rằng bà ấy chỉ đang diễn cho các khán giả nam”.

(Bức tranh “Spanish Dancers” - Các vũ công Tây Ban Nha. Sáng tác năm 1920. Ảnh: Quỹ Barnes)

Theo giám tuyển triển lãm, Laurencin là một nhân vật phức tạp theo tiêu chuẩn ngày nay và một phần cuộc đời của bà vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Bà cảm thấy có một cảm giác khác biệt do xuất thân từ tầng lớp lao động và có thể là dân tộc của bà nữa - Laurencin tin rằng mình thuộc về di sản Creole và phản ánh điều này trong các bức chân dung tự họa (mặc dù bằng chứng phả hệ vẫn chưa được xác nhận). Bà cũng ở lại Paris trong Thế chiến thứ hai trong khi nhiều nghệ sĩ khác bỏ trốn, và một số tác phẩm riêng của bà vào thời điểm đó bày tỏ sự ủng hộ đối với Nguyên soái Philippe Pétain, người chỉ đạo chế độ cộng tác Vichy France trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng.

Trong khi các tác phẩm nghệ thuật của Laurencin được biết đến ở quê nhà của bà, thì phần lớn tác phẩm của bà đã tìm được một ngôi nhà ở Nhật Bản, thật là một điều khó ngờ tới. Moreau, cộng sự của bà, đã lưu giữ phần lớn tác phẩm của bà cho đến cuối đời, nghĩa là rất ít bức tranh được công chúng tiếp cận. Vào những năm 1970, khi các tác phẩm được đem ra bán đấu giá, nhà sưu tập người Nhật Bản Masahiro Takano đã trở thành người mua nhiệt tình nhất của bà, tích lũy được hàng trăm bức tranh và bản vẽ. (Người sáng lập Barnes, Albert C. Barnes cũng là người sưu tầm tác phẩm của Laurencin.) Bộ sưu tập của Takano là nền tảng cho sự ra đời của Bảo tàng Marie Laurencin, mở lần đầu tiên tại Tateshina, một thị trấn thuộc tỉnh Nagano của Nhật Bản, nhưng đã chuyển đến Tokyo vào năm 2017.

(Bức tranh “Women in the Forest” - Những người phụ nữ trong rừng - được hoạ sĩ Laurencin vẽ vào năm 1920. Ảnh: Quỹ Barnes)

Kang giải thích: “Một trong những lý do khiến bà không có một cuộc triển lãm nào ở Mỹ trong hơn 30 năm qua là vì tất cả những tác phẩm tốt nhất đều ở Tokyo… đó là một khoản đầu tư khá lớn để mang tác phẩm đó đến đây. Hầu như không thể thấy được quy mô đồ sộ của các tác phẩm của Laurencin mà chúng tôi đã thu thập được. Triển lãm này thực sự là một cơ hội hiếm có ở nơi đây.”

Xem thêm phần 1 tại đây

 

Biên dịch: Huyền Trịnh

Nguồn: https://edition.cnn.com/2024/01/10/style/marie-laurencin-untold-art-history?cid=ios_app

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư