5 tác phẩm nổi bật của hoạ sĩ tiên phong về nữ quyền Carolee Schneemann (phần 1)

5 tác phẩm nổi bật của hoạ sĩ tiên phong về nữ quyền Carolee Schneemann (phần 1)

Bởi Hà Trang 07/11/2022

Carolee Schneemann với tác phẩm Venus Vectors (1986–1988), 1987.

ẢNH BỞI VICTORIA VESNA. THUỘC SỞ HỮU CỦA TỔ CHỨC CAROLEE SCHNEEMANN VÀ GALERIE LELONG & CO., PHÒNG TRƯNG BÀY HALES , VÀ P.P.O.W, NEW YORK VÀ © QUỸ THÀNH LẬP CAROLEE SCHNEEMANN  / ARS, NEW YORK AND DACS, LONDON 2022.

Rất ít danh hoạ có tác động triệt để đến tư tưởng nữ quyền và nghệ thuật hơn hoạ sĩ trình diễn đa phương tiện Carolee Schneemann. Sinh ra ở vùng nông thôn của Philadelphia vào năm 1939, Schneemann nhớ lại rằng bà quan tâm đến nghệ thuật và tiềm năng biểu cảm của cơ thể ngay từ khi còn là một đứa trẻ. Sau đó, ở trong gia đình bà cũng là người đầu tiên theo học đại học, Schneemann từng bị Đại học Bard đình chỉ vì sự táo bạo khi vẽ chân dung khỏa thân - mặc dù nhà trường không hề e ngại về việc bà chụp ảnh khỏa thân cho các học sinh nam.

Khi làn sóng chủ nghĩa nữ quyền thứ hai lên ngôi, toàn bộ công việc của Schneemann đã có đầy đủ sự chuẩn bị để đáp ứng nó; trên thực tế, một số tác phẩm nghệ thuật đầu tiên của bà đã được định hình trước đó, chẳng hạn như bức tranh khỏa thân năm 1957 của bạn trai ngày ấy của bà, nhà soạn nhạc James Tenney. Bà tuyên bố quan điểm về ham muốn của phụ nữ một cách khó lý giải, một quan điểm có liên quan đến nam giới nhưng bác bỏ các giá trị gia trưởng. (Vị trí khác giới thuận lợi của bà đôi khi gây ra sự phản đối của những người ly khai đồng tính nữ, những người phản đối kịch liệt bộ phim Hoà Quyện của bà, được thảo luận dưới đây, khi được công chiếu tại Viện Nghệ thuật Chicago vào đầu những năm 1970.)

Khi sự nhạy cảm thay đổi, Schneemann cảm thấy tác phẩm của mình đang bị các nhà nữ quyền làn sóng thứ ba phản đối. Bà cho ra đời những tác phẩm liên quan đến sự tưởng nhớ bạn bè và đồng nghiệp trong những người tiên phong mà bà đã từng cộng tác. Tuy nhiên, điều không thay đổi là sự coi thường những điều cấm kỵ trong văn hóa từ lâu của bà, có thể thấy trong một bản tuyên ngôn được trích từ triển lãm (Nội thất cuộn tròn, 1975 và 1977), hay buộc người xem phải đối mặt với nỗi kinh hoàng của tội ác chiến tranh (Viet Flakes, 1962– 66), hoặc phóng đại thi thể của các nạn nhân vụ 11/9 bay trong không khí về phía cái chết của họ (Vận tốc cuối, 2001–05).

Schneemann qua đời vào năm 2019, hai năm sau khi nhận giải Sư tử vàng cho Thành tựu trọn đời tại Venice Biennale. Từ nay đến ngày 8 tháng 1 năm 2023, trung tâm nghệ thuật Barbican ở London đang khám phá công việc của bà trong cuốn sách tài liệu Chính trị về hình thể, một dự án hồi tưởng mới. Tại đây, người phụ trách của Barbican, Lotte Johnson, bình luận về những điểm nổi bật của triển lãm.

1. Chong Chóng Aria Duetto, 1957

Carolee Schneemann, tác phẩm Pin Wheel, 1957, sơn dầu trên toan, gắn trên bánh xe của thợ gốm quay bằng thép, 30 3/4 x 36 x 1 3/4 inch.

THUỘC SỞ HỮU CỦA TỔ CHỨC CAROLEE SCHNEEMANN VÀ GALERIE LELONG & CO., PHÒNG TRƯNG BÀY HALES , VÀ P.P.O.W, NEW YORK VÀ © QUỸ THÀNH LẬP CAROLEE SCHNEEMANN  / ARS, NEW YORK AND DACS, LONDON 2022.

Schneemann thường được gọi là một hoạ sĩ trình diễn. Mặc dù đúng theo nghĩa giản dị nhất, nhưng bản thân Schneemann đã khẳng định trong suốt cuộc đời mình rằng bà trước hết là một họa sĩ. Bà là một môn đệ của Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng; sau đó bà kể lại rằng Cezanne đã thay đổi cuộc đời mình, mặc dù trong nhiều năm bà vẫn lầm tưởng rằng ông là phụ nữ (do đó, tựa đề của cuốn sách năm 1975 của bà có tên Cézanne, Cô ấy là một họa sĩ vĩ đại).

Các bức tranh của Schneemann thường diễn tả một cuộc sống ngoài khung tranh. "Chong Chóng Aria Duetto", một tác phẩm ban đầu được gắn trên bánh xe của thợ gốm, ra đời từ sự kết hợp giữa hội họa và chuyển động của Schneemann. Vào thời điểm vẽ nó, bà thích khởi động bằng cách bật nhạc trong phòng thu của mình và khiêu vũ trước khi đến gần bức tranh. Âm nhạc rất cần thiết trong quá trình luyện tập của Schneemann và trong trường hợp của Chong Chóng Aria Duetto, nó đã trực tiếp truyền cảm hứng cho tiêu đề của tác phẩm, đề cập đến bản song ca soprano và alto từ Cantata Jesu, der du meine Seele của Bach. Để tạo ra bức tranh, Schneemann đã xoay tấm vải trên đỉnh bánh xe và quét sơn trong khi bề mặt đang chuyển động. Sau đó, khi trưng bày tác phẩm, cô đã giữ tấm bạt gắn vào bánh xe để nó có thể quay theo vòng xoáy rực rỡ.

Sự kết hợp giữa quy trình và tác phẩm của "Chong Chóng Aria Duetto" đã thách thức ranh giới của bức tranh và mở rộng ý tưởng của người xem về những gì một bức tranh có thể là. “Schneemann ném bức tranh theo đúng nghĩa đen. Các nét vẽ trở nên động học, không chỉ trong quá trình tạo ra tác phẩm mà còn theo cách bạn trải nghiệm nó với tư cách là một người xem, ”Johnson nhận xét.

2. Niềm Vui Xác Thịt, 1964

Carolee Schneemann, Niềm Vui Xác Thịt, 16–18 tháng 11 năm 1964, tại Nhà hát khiêu vũ Judson, Nhà thờ tưởng niệm Judson, New York.

THUỘC SỞ HỮU CỦA TỔ CHỨC CAROLEE SCHNEEMANN VÀ GALERIE LELONG & CO., PHÒNG TRƯNG BÀY HALES , VÀ P.P.O.W, NEW YORK VÀ © QUỸ THÀNH LẬP CAROLEE SCHNEEMANN  / ARS, NEW YORK AND DACS, LONDON 2022.

Là một trong những tác phẩm biểu diễn nhóm chung của bà, "Niềm Vui Xác Thịt" được thực hiện ở Paris và ra mắt tại Lễ hội biểu đạt tự do của Jean-Jacques Lebel. Theo lời Johnson, Schneemann đã hình dung ra một tác phẩm sẽ như một “sự tôn vinh xác thịt”. "Nó có nghĩa là một loại nghi thức kì dị, như cách bà đã gọi nó".

Những người tham gia mặc áo lót có lót lông và quằn quại với gà sống, cá, xúc xích và các loại thực phẩm khác. Toàn bộ bacchanal trơn với màu sơn đỏ, tạo ra ảo giác về một lễ kỷ niệm xác thịt. Không có gì đáng ngạc nhiên, khi sự kiện đã được đón nhận một cách bùng nổ. Lúc "Niềm Vui Xác Thịt" được tổ chức ở London, có thông tin cho rằng Schneemann đã bị cảnh sát đưa ra khỏi địa bàn.

Khung cảnh có thể có vẻ hỗn loạn, nhưng nó thực sự đã được lên kế hoạch tỉ mỉ. Schneemann đã tạo ra cái mà bà gọi là “điểm sáng” cho các phần trình diễn của mình, trình bày rõ ràng những gì sẽ xảy ra mà không làm mất đi chức năng của những người tham gia trong giới hạn của buổi biểu diễn. Đối với những người tham gia đó, Schneemann đã lấy kinh nghiệm của mình với tư cách là thành viên sáng lập của Nhà hát khiêu vũ Judson để thu hút những người bình thường tham gia sự kiện hơn là các vũ công hoặc diễn viên đã qua đào tạo, tìm cách tiếp cận tự nhiên hơn cho tác phẩm một cách hào hứng.


Xem thêm phần 2 tại đây

Biên dịch : Vũ

Biên tập: Hiếu

https://www.artnews.com/list/art-news/artists/who-was-carolee-schneemann-feminism-art-1234642789/up-to-and-including-her-limits-1970-76/

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư