Liu Kuo-sung, hoạ sĩ tranh thuỷ mặc bậc thầy của Trung Quốc, vẽ mặt trăng mà không cần dùng cọ

Liu Kuo-sung, hoạ sĩ tranh thuỷ mặc bậc thầy của Trung Quốc, vẽ mặt trăng mà không cần dùng cọ

Bởi Hà Trang 06/12/2023

Một số nghệ sĩ, vì lý do chính đáng, thường ngần ngại tiết lộ bí kíp nghệ thuật của mình, để giảm bớt nguy cơ là khán giả sẽ không còn thấy sự bí ẩn trong những tác phẩm nghệ thuật của họ nữa. Nhưng việc khán giả tìm hiểu cách thức hoạ sĩ Liu Kuo-sung, một bậc thầy của nghệ thuật tranh thuỷ mặc Trung Quốc, vẽ bức tranh mặt trăng không hề làm mất đi sự bí ẩn mà thậm chí còn khiến các tác phẩm nghệ thuật này càng trở nên bí ẩn hơn. 

Loạt tranh về mặt trăng của nghệ sĩ 91 tuổi, được hoạ sĩ bắt đầu vẽ vào cuối những năm 1960 và chỉnh sửa lại vào những năm 2010 đã được trưng bày trong một buổi hồi tưởng tại Phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia Singapore. Tất cả 60 tác phẩm nghệ thuật được trưng bày đều là thành quả mà hoạ sĩ bậc thầy tranh thuỷ mặc Trung Quốc họ Liu đã nghiên cứu và thử nghiệm qua nhiều thập kỷ để đổi mới cách vẽ mà không cần cọ.

Chuyện là hết sức bình thường nếu như khán giả để ý thái quá vào việc chẳng có nét bút nào trên các tác phẩm nghệ thuật này. Liu che giấu và kiểm soát các phương pháp thử nghiệm của mình và khán giả được chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật này thực sự đánh giá cao sự sang trọng và đơn giản trong các bố cục cũng như sự kết hợp màu sắc đầy mê hoặc của hoạ sĩ Liu. 

(Quang cảnh triển lãm nghệ thuật “Thử nghiệm cũng là một phương pháp” của Liu Kuo-sung tại Phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia Singapore. Ảnh: Phòng trưng bày nghê thuật quốc gia Singapore)

Nhưng điều kỳ diệu sẽ được nhân lên gấp bội khi khán giả được giới thiệu đến cách mà hoạ sĩ điều khiển dòng mực xoáy trên đá cẩm thạch - một kỹ thuật liên quan đến việc thêm các giọt màu vào thùng nước, sau đó kéo tờ giấy trên bề mặt nước đã được trộn màu. Trong khi hầu hết các nghệ sĩ chuyển sang sử dụng đá cẩm thạch để tạo ra yếu tố may rủi thì Liu lại tiếp cận đá cẩm thạch như một thử thách để chứng tỏ khả năng kiểm soát của chính hoạ sĩ.

Kiên định với các sáng tác nghệ thuật không cần dùng đến chổi, họa sĩ Liu đã phát triển loại giấy làm từ bông của riêng mình, một loại giấy có những sợi dài dễ dàng nhìn thấy được. Khi khán giả nhìn thấy một đường trắng trong bố cục bức tranh của nghệ sĩ, khán giả hoàn toàn có thể tin rằng trước tiên hoạ sĩ đã nhuộm toàn bộ trang giấy và sau đó loại bỏ một sợi bông, để lộ ra tờ giấy mới, không có vết màu bên dưới. Trên thực tế, một khi tập trung vào việc họa sĩ Liu không dùng bút vẽ, khán giả có thể nhận thấy họ đang chăm chú xem từng bức tranh ấn tượng của Liu và tự hỏi: làm sao hoạ sĩ ấy có thể làm được điều này nếu không có bút vẽ nhỉ?

Hoạ sĩ Liu chuyên tâm vẽ tranh thiên nhiên, và những bức tranh về mặt trăn,g những quả cầu đầy màu sắc bay lơ lửng một cách uy nghi trong một bố cục khá cứng rắn được coi là một trong những tác phẩm hay nhất của ông. Bức tranh đầu tiên mà hoạ sĩ Liu vẽ về mặt trăng và các thiên thể khác được lấy cảm hứng sau khi hoạ sĩ xem cuộc đổ bộ của tàu Apollo năm 1969. Và từ đó hoạ sĩ Liu đã trải nghiệm một phong cách siêu phàm mang tính hiện đại mà các họa sĩ vẽ tranh phong cảnh đã cố gắng làm trong nhiều thế kỷ. Ông quay trở lại với mô típ mặt trăng một lần nữa vào những năm 2000, với những tác phẩm nghệ thuật được tạo ra trên bề mặt giấy nhăn nheo rồi giấy phẳng để tượng trưng cho bề mặt lồi lõm của mặt trăng.

Nhưng tất cả những điều này không chỉ đơn thuần là một thủ thuật vẽ trang thú vị. Bởi thứ mà hoạ sĩ Liu dành tặng cho những khán giả xem tranh tò mò, tỉ mỉ của mình vừa là một tác phẩm nghệ thuật và cả những hiểu biết thêm về thế giới này. Một trong những cái được chính là khơi gợi đam mê tìm hiểu. Khi khán giả xem những bức tranh của hoạ sĩ Liu, họ sẽ tự hỏi xem hoạ sĩ làm sao có thể vẽ được như thế này nhỉ? 

Hoạ sĩ Liu cho khán giả thấy mặt trăng có thể kỳ diệu đến mức nào khi họ biết một số phép toán đằng sau bí ẩn đó, chẳng hạn như mặt trăng nhỏ hơn mặt trời 400 lần gần Trái đất hơn 400 lần so với mặt trời. Bức tranh Mặt trời lúc nửa đêm III (1970) của hoạ sĩ Liu mô tả quỹ đạo của một sự hiện diện thiên văn rực lửa di chuyển trên bầu trời đen không đơn thuần mang tính mô phạm mô tả lại hiện thực hay cũng không làm sáng tỏ một điều bí ẩn nào hết. Tác phẩm nghệ thuật này hơn hết là khiến các khán giả cảm thấy ngạc nhiên.

(Hoạ sĩ Liu Kuo-sung. Tác phẩm nghệ thuật: Thành phần khoảng cách số 15. Sáng tác: 1971. Ảnh: Phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia Singapore)

Những bức tranh mặt trăng của hoạ sĩ Liu là kết tinh của sự trừu tượng hình học với cái nhìn thoáng qua về vũ trụ rộng lớn, vô tận. Bằng cách này, các tác phẩm nghệ thuật của Liu góp một tiếng nói giới thiệu về văn hóa ở nhiều thời điểm khác nhau, đồng thời cũng cập nhật các kỹ thuật để tạo ra một bức tranh thủy mặc truyền thống của Trung Quốc. 

Vào những năm 1970, hoạ sĩ Liu đã ra mắt một chương trình giảng dạy nghệ thuật sử dụng mực hiện đại trong thời gian ông giữ chức chủ nhiệm khoa mỹ thuật của Đại học Trung Hoa Hồng Kông. Các nhà sử học nghệ thuật như Wu Hung vô cùng ghi nhận những đóng góp của hoạ sĩ Liu với tư cách là một giáo viên. Thêm vào đó là một cuộc triển lãm nghệ thuật năm 1983 của hoạ sĩ Liu được mở tại 18 thành phố của Trung Quốc. Cuộc triển lãm nghệ thuật này đã giới thiệu cho cả một thế hệ nghệ sĩ cách thức để hiện đại hóa tranh thủy mặc của Trung Quốc. Và vào những năm 2000, khi nghệ thuật đương đại Trung Quốc bùng nổ toàn cầu, các thí nghiệm về mực đã trở thành trung tâm của câu chuyện như đã thấy trong các chương trình lớn như “Nghệ thuật mực: Quá khứ trong hiện tại ở Trung Quốc đương đại”, được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York vào 2013.

 

Nguồn: https://www.artnews.com/art-in-america/aia-reviews/chinese-ink-master-liu-kuo-sun-singapore-national-gallery-1234688177/

Biên dịch: Huyền Trịnh

Đăng ký làm gia sư

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký thuê gia sư