Liệu nghệ thuật đương đại có thể thành công trong một thị trường thứ cấp nơi tập trung nhiều vào các tác phẩm lịch sử? Đó là mục tiêu của các dealer đang làm việc trong lĩnh vực quản lý di sản và đóng góp vào sự ‘hồi sinh’ các họa sĩ thời hậu chiến như: Hans Hartung và Georges Mathieu (Perrotin); Jean Degottex ( Mennour ); Anna-Eva Bergman - người trở nên nổi tiếng kể từ khi Jérôme Poggi giúp bà có tên tuổi; và Serge Poliakoff - người có di sản nghệ thuật sẽ được quản lý bởi phòng trưng bày nghệ thuật Almine Rech. Bà Rech giải thích: “Tác phẩm nghệ thuật của ông ấy làm phong phú danh mục các tác phẩm tranh trừu tượng của thế kỷ 20 của phòng trưng bày”. Jérôme Poggi, người đang thực hiện điều tương tự với họa sĩ người Tây Ban Nha Darío Villal sau thành công của bà Anna-Eva Bergman, cho biết: “ Đó cũng là một cách để hồi sinh một loạt tác phẩm có lẽ ít được biết đến trên thị trường trong thời điểm các phòng trưng bày đang mở rộng”.
Xu hướng này được bà Susan May - Giám đốc Nghệ thuật Toàn cầu tại White Cube - đặc biệt nhấn mạnh: “Chúng tôi đã bắt đầu đại diện cho một số di sản đầu tiên của mình vào năm 2018 (Al Held Foundation) và hiện nay đang hợp tác với một số tổ chức khác bao gồm Isamu Noguchi Foundation và Garden Museum ở New York và Takis Foundation ở Athens. Chúng tôi đang tiếp tục mở rộng hơn trên thị trường thứ cấp, song song với vị thế vững chắc của chúng tôi với các living artist”. Ông Jean Frémon đến từ Phòng trưng bày nghệ thuật Galerie Lelong – nơi đại diện cho di sản của họa sĩ Joan Miró, Etel Adnan và Antoni Tàpies – nhìn nhận xu hướng này như là một sự tiến triển tự nhiên giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp, ông cho biết: “Galerie sẽ sớm kỷ niệm đến lễ kỷ niệm 80 năm thành lập, và phòng trưng bày này đã có một danh sách dài các họa sĩ trong lịch sử mà nó đã đại diện. Nhiệm vụ của chúng tôi là cập nhật danh sách đó bằng cách thường xuyên bổ sung họa sĩ mới, để chúng tôi có thể tiếp tục là một phòng trưng bày sống động”.
Trong các cuộc đấu giá nghệ thuật, mặc dù kết quả doanh thu ở New York đầy hứa hẹn trong vài tuần qua, nhưng các chỉ số lại cho thấy sự sụt giảm trong nửa đầu năm 2023 với doanh số bán hàng toàn cầu tại Christie's, Sotheby's, Phillips và Bonhams giảm 16%. Tuy nhiên, Paris thì ngược lại, ở các buổi đấu giá tháng 10 tại nhà đấu giá nghệ thuật Christie’s với những cái tên quen thuộc, nó đã đánh dấu một “tuần lễ lớn nhất trong lịch sử, nhờ vào những vật và bộ sưu tập đặc biệt”, như theo lời của Paul Nyzam - người quản lý gian trưng bày thời Hậu chiến và Đương đại tại Christie’s của Pháp - cho hay. Điều này cũng cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng đối với các khoản đầu tư an toàn. Trên hết, các nhà sưu tập quốc tế đang để mắt tới nền nghệ thuật của Pháp. Cuộc khảo sát về sưu tập toàn cầu năm 2023 của Art Basel và UBS cho thấy rằng các nhà sưu tập ở sáu trong số 11 thị trường được khảo sát thích mua lại tại phòng trưng bày ở Pháp, trong khi các nhà sưu tập năm thị trường còn lại được khảo sát thì chọn Hexagone ở vị trí thứ hai.
Tác phẩm nghệ thuật được Perrotin trình bày tại Paris+ par Art Basel 2023
Mặc dù bối cảnh không ổn định, thì vẫn có những tín hiệu lạc quan: 77% nhà sưu tập nghệ thuật được phỏng vấn trong cuộc khảo sát tỏ ra tự tin về hoạt động của thị trường nghệ thuật trong 6 tháng tới. Các nhà sưu tập Pháp thì đặc biệt lạc quan, với 91% trong số họ bày tỏ niềm tin vào tương lai. Cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng những nhà sưu tập nghệ thuật giàu có nhất, những người rất tích cực trên thị trường thứ cấp, họ sở hữu một số lượng lớn các tác phẩm của các họa sĩ đã qua đời và có 'những người chi hơn 1 triệu USD vào năm 2021 hoặc 2022 sở hữu hơn 60% tác phẩm của họa sĩ đã qua đời.
Mặc dù sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thứ cấp khiến nó trở thành trụ cột của ngành nghệ thuật, nhưng hiện nay nhu cầu đối với các họa sĩ đã thành danh hoặc lâu đời ngày càng tăng. Song song đó, có một xu hướng mới đang nổi lên: việc khám phá lại những họa sĩ bị lãng quên, không được chú ý tới qua hoặc bị đánh giá thấp sẽ mang đến sự hiểu biết mới và phong phú hơn về lịch sử nghệ thuật.
Xem thêm phần 1 tại đây