Tuần trước, một trong những hội chợ nghệ thuật mang tính lịch sử nhất châu Á, Art Taipei đã kỷ niệm 30 năm từ thời điểm mở hội chợ nghệ thuật lần đầu tiên. Triển lãm nghệ thuật lâu đời này cũng đã chào đón 144 phòng trưng bày nghệ thuật đến Trung tâm Thương mại Thế giới số 1 Đài Loan.
Được thành lập vào năm 1992, Art Taipei được tổ chức bởi Hiệp hội Phòng trưng bày Nghệ thuật Đài Loan và có nền tảng tương tự như các hội chợ nghệ thuật khác trong khu vực như Tokyo Art Fair và KIAF Seoul. Cả ba hội chợ nghệ thuật đều có vị trí vững chắc trong khu vực. Đặc biệt đây cũng là cảm hứng cho các hội chợ lớn được tổ chức gần đây như Taipei Dangdai (ra mắt năm 2019), Tokyo Gendai (ra mắt năm nay) và Frieze Seoul (ra mắt năm 2022).
Không gian sắp đặt các khu vực trưng bày tại Art Taipei 2023
Với nhiều hội chợ diễn ra hàng tuần, hàng tháng trên toàn cầu, việc quyết định những sự kiện bên lề và trong hội chợ nào được tổ chức trở thành một phần quan trọng hơn đối với các nhà sưu tập nghệ thuật và đơn vị tổ chức triển lãm nghệ thuật. Miyatsu Daisuke, một trong những nhà sưu tập nổi tiếng nhất Nhật Bản, đã có mặt tại Art Taipei và chia sẻ với Artsy rằng hầu như năm nào ông cũng đến hội chợ. Ông cũng chỉ ra sự đổi mới, đa dạng, hệ thống dân chủ và tự do của đất nước là những điểm mấu chốt. “Đài Loan là một nơi rất đặc biệt đối với tôi,” ông nói.
Khoảng 47% phòng trưng bày nghệ thuật tham gia hội chợ có trụ sở bên ngoài Đài Loan và năm nay, hội chợ cũng tập trung nhiều vào chủ đề tính bền vững. Các chuyên đề trưng bày “Khu vực trình diễn nghệ thuật và tính bền vững” và “Nền tảng ứng dụng đời sống kép kỹ thuật số văn hóa” cũng được đưa ra đề các phòng tranh tham gia đăng ký và quản lý chứng chỉ tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số. Mục đích của sáng kiến này là tích hợp ngành công nghiệp nghệ thuật với các phương pháp bền vững và thúc đẩy “sự di chuyển thông qua mua bán nghệ thuật, cũng như cam kết cho dự án Carban thải ròng bằng 0, đưa tính trung lập carbon vào các bộ sưu tập nghệ thuật.
Khu vực triển lãm của phòng tranh UG tại Art Taipe
Art Taipei cũng sẽ giới thiệu một cuộc triển lãm đặc biệt, “TÀI SẢN NGHỆ THUẬT x ESG,” do thương hiệu giám tuyển đương đại phụ trách với mục đích tăng thêm sức nặng ba chiều cho lịch sử nghệ thuật mực vẽ và các bối cảnh, khoảng thời gian phong cách này phát triển. Triển lãm tập trung vào các họa sĩ nội tiếng với hội họa mực như Shiy De-Jinn, Li Yuan-Chia, Yeh Shih-Chiang, Lee Chung-Chung, Li Huasheng và Yuan Hui-Li. Sáng kiến này cũng sẽ giới thiệu nền tảng quản lý và đăng ký quyền kỹ thuật số cho các tác phẩm nghệ thuật trong mô hình giao dịch mới, “Kết hợp quyền carbon với Bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật”. Các nhà sưu tập nghệ thuật mua tác phẩm từ triển lãm cũng sẽ nhận được chứng chỉ blockchain- một hợp đồng thông minh cũng trung hòa carbon, giới thiệu một phương thức giao dịch nghệ thuật mới vì sự bền vững.
Xem thêm phần 2 tại đây
Nguồn: Sustainability Takes Center Stage at Art Taipei’s 30th Edition
artsy.net
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền