Berst đã thúc đẩy một định nghĩa chặt chẽ về Art Brut - Nghệ thuật thô, đó là nghệ thuật sinh ra từ sự khác biệt, được lựa chọn hoặc bắt buộc. Chúng bao gồm “lĩnh vực thể hiện sáng tạo cực kỳ cần thiết đối với các nghệ sĩ, nghệ thuật không được sinh ra để đối thoại với chính lịch sử nghệ thuật, cũng như với các nghệ sĩ hoặc người tiền nhiệm của nghệ sĩ, cũng như để được các bảo tàng hoặc phòng trưng bày công nhận hoặc tổ chức triển lãm hoặc đáp ứng kỳ vọng của thị trường. Đó là sự mở ra cuộc hành trình linh thiêng của một cá nhân đồng hành với hành trình của tập thể”. Cho đến nay, Berst cũng đã cho xuất bản 100 danh mục. Chúng là “tài liệu cung cấp dấu vết về thời gian và không gian của một cuộc triển lãm, đồng thời, chúng có khả năng đào sâu hơn vào chủ đề vượt ra ngoài phạm vi đó. Nó cung cấp cách truy vấn và thảo luận về triển lãm trong tương lai.’
Berst hiểu niềm đam mê của nhiều nhà sưu tập đối với Art Brut. Theo ông, “đó là một kiểu tổng hợp giữa cá nhân và phổ quát. Nó đại diện cho điều mà tất cả chúng ta muốn tìm thấy trong một tác phẩm nghệ thuật. Một thứ gì đó, tại một thời điểm nhất định, cộng hưởng với tần số của chúng ta, khiến chúng ta phải suy nghĩ và cảm nhận.”
Vào thời điểm, Berst bắt đầu quan tâm đến phong cách nghệ thuật này, có rất ít sáng kiến nhằm đưa chúng đến gần hơn với công chúng. Nhưng theo thời gian, nhiều hoạt động của “một số nhà trưng bày và một số tổ chức, bao gồm LaM (Lille Métropole Musée d'art moderne, d'art contemporain, et d'art brut ở Villeneuve d'Ascq), và nhờ vào sự quan tâm ngày càng tăng từ các nhà sưu tập và các nhà sử học nghệ thuật có tầm nhìn, Art Brut ngày càng phổ biến hơn. Ở Paris, xu hướng này đã mang đến Maison Rouge (2004–2018), một sáng kiến của nhà sưu tập Antoine de Galbert, không chỉ tập trung vào việc quảng bá nghệ thuật thô, mà đúng hơn là nó thể hiện toàn bộ vầng hào quang của nghệ thuật Hiện đại và đương đại".
Một loạt các sáng kiến tương tự đã xuất hiện và đến giữa những năm 2010, chúng đã bắt đầu ảnh hưởng đến thế giới nghệ thuật và các nhà giám tuyển, phá bỏ rào cản giữa các trường phái nghệ thuật. Berst coi “Cây cầu” (The Bridge) là một phần tất yếu của xu hướng này. “Tôi cũng đam mê việc mang đến một nền tảng cho các tác giả, nhà phê bình, nhà sử học nghệ thuật và nhà văn để họ có thể tiếp nhận nguyên nhân của nghệ thuật thô và đóng góp của riêng chúng. Đó là bước đi tiếp theo để hợp lý hóa và lý thuyết hóa Art Brut. Bởi vì cuối cùng, đó là điều thực sự thiếu sót của chúng ta. Tôi rất vui khi được nghe nhiều ý kiến khác nhau, và thậm chí gặp phải sự phản đối, nếu người mà tôi đang trò chuyện đã suy nghĩ sâu sắc về chủ đề này,” Berst chia sẻ.
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Nguyễn Hiếu
https://www.artbasel.com/stories/christian-berst-art-brut-is-a-synthesis-between-the-personal-and-the-universal