Vũ Văn Tịch (1989) là một họa sỹ trẻ, kiên trì, học hỏi, phát triển mở rộng biên độ chất liệu trên sơn mài, đưa các thấu cảm cá nhân vào sáng tác. Tịch cho đến nay, có khoảng hơn 10 năm theo đuổi chất liệu sơn mài, thế nhưng đã đạt đến việc hoàn toàn làm chủ chất liệu. 

Vân Vi: “Sơn mài là một chất liệu đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, có những bức anh nói rằng phải mất đến từ 1 đến 3 năm mới có thể hoàn thành, vậy thì điều gì khiến anh duy trì được cảm xúc trên tranh như vậy?”
Văn Tịch: “Tôi không có cách nào khác là kiên trì. Chính sự trì đó lại nuôi giữ những cảm xúc của tôi trong suốt quá trình làm việc. Thật ra, tôi chọn sống ở xa trung tâm vì cũng muốn được tập trung vào tranh của mình”.  
Vân Vi: “Anh đã có hơn 10 năm theo đuổi sơn mài, và các bộ tranh cũng xuất hiện đều đặn khoảng 3-4 năm/lần, chắc hẳn anh đã có một kế hoạch dành cho sáng tác?”
Văn Tịch: “Một con đường dài cũng bắt đầu từ những bước đi nhỏ. Những năm qua tôi mới chỉ bắt đầu từ những gì đơn giản nhất, những gì diễn ra xung quanh tôi gây xúc cảm cho tôi. Bản thân tôi cũng mong muốn phát triển cùng sơn mài, và sau này tôi cũng có những dự định riêng trên các series tiếp theo.”

Vu Van Tich (1989) is a young artist who perseveres, researches, develops, and expands the scope of material in lacquer painting, bringing compassion into his works. As of now, Tich has accumulated 10 years of experience with lacquer painting and achieved mastery of the materials within an impressive time.   

Vân Vi: “Lacquer is a demanding material, you said some take one to two years to complete, so what persuaded you to preserve emotions within the paintings? 
Văn Tịch: “My only choice was to persevere. And that persistence sustains my emotions throughout the working process. Honestly, I decided to live far away from the city center to better focus on my paintings.”
Vân Vi: “You have been pursuing lacquer for 10 years, and each series was regularly revealed every 3 to 4 years, surely you already establish plans for composing?”
Văn Tịch: “A long journey always begins with small steps. Over the years, I have only started with the simplest things, the surroundings evoked emotions within me. I also wish to grow alongside traditional lacquer paint, and I’m harboring plans for the next series. 


HOẠ SỸ - ARTIST VŨ VĂN TỊCH

CÁC TÁC PHẨM - ABOUT ART WORK

TRONG VƯỜN - IN THE GARDEN
80x120 cm 
Sơn mài trên vóc - Lacquer on wood
2020

Đây là một trong những bức tranh từ series Trong Vườn của họa sỹ Vũ Văn Tịch. Bức tranh diễn tả một góc vườn với hai gốc cây lớn, đang đan cài vào nhau. Nằm trong một bảng màu khiêm tốn, bức tranh lại nhấn mạnh hơn vào khai thác cái hòa hợp trong muôn vàn phức tạp của cây lá tự nhiên. Ánh sáng từ lớp vàng ở hậu cảnh xuyên qua những mảng hở nhìn qua các tán cây, mang đến những rung cảm nhẹ nhàng.

This painting belongs in the series “Inside the Garden” by Vu Van Tich. The painting depicts a garden corner, where two large trees reside, with a modest color palette. The painting emphasizes the harmonization of numerous, complex foliage, while The foreground is backlit, adorned with touches of gold, which blend flawlessly with the enigmatic yellow tone of the backdrop.

TÂM AN LẠC -  PEACE OF MIND
60x120 cm 
Sơn mài trên vóc - Lacquer on wood
2023

Họa sỹ Vũ Văn Tịch nói rằng đối với anh hoa cúc mang nhiều tính tâm linh hơn là tính trang trí. Phía sau ta có thể thấy bóng dáng của một con người đang bước thênh thang trong một không gian xanh lá thẫm. Triển lãm gần nhất của Tịch mang tên Trong Vườn, và dường như đây là một ẩn ý cá nhân về việc mong muốn bước ra khỏi những gì mình vừa mới làm, để tìm kiếm một con đường mới. 

Vu Van Tich stated that the Daisy flowers are more spiritual than decorative. The backdrop reveals a figure of a man wandering the dark green space. With his recent exhibition called “Inside the Garden”, one can speculate this as a hidden clue to the artist’s desire to grow out of his former and to begin anew.


HOÁ THÂN - TRANSFORM
80x120 cm 
Sơn mài trên vóc - Lacquer on wood
2023

Một người được diễn tả bằng màu sơn then đặc và tĩnh lặng, người còn lại được mô tả xôn xao trong những chiếc lá đang rơi. Một cuộc đối thoại với chính mình về sự cân bằng nội tại. 

One is depicted through the condensed and calm Son Then paint, whilst the other is overwhelmed by the falling leaves. A dialogue with oneself regarding the balance of one’s inner.

1989 Vũ Văn Tịch sinh ra ở Ninh Bình, trong một ngôi làng nhỏ bình yên nằm giữa hai con sông. Bố mẹ Tịch là những người theo đạo thiên Chúa và rất sùng đạo. Năm 5 tuổi Tịch bắt đầu học giáo lý đạo Thiên Chúa. Đến 18 tuổi Tịch bắt đầu học giáo lý hôn nhân và hoàn thành quá trình học đạo của một người công giáo. Tịch sống tôn trọng nghĩa vụ với gia đình, và rộng mở với những người xung quanh. Với Tịch đạo là tín ngưỡng, và rèn luyện tính kiên trì thông qua việc học đạo. 

2007 Tịch thích vẽ từ nhỏ, nhưng trong gia đình không có ai học mỹ thuật. Tình cờ trong làng Đồng Chưa lúc ấy, có một người sinh viên học vẽ nhìn thấy những bức họa của Tịch và khuyên Tịch đi học mỹ thuật. 

2008 Gia đình của Tịch làm trong nghành xây dựng và chỉ ủng hộ Tịch khi anh quyết định học thiết kế nội thất. Năm 2008 Văn Tịch thi vào trường đại học mỹ thuật công nghiệp nhưng không đỗ. Tịch vẫn tiếp tục học vẽ trong thời gian này, anh nhận ra mình muốn quyết tâm theo đuổi mỹ thuật 
2009 Năm 2009 anh thi vào trường Đại học sư phạm nghệ thuật Trung Ương, học đến hết năm thứ 2 anh nhận thấy học sư phạm sẽ đưa anh đến gần hơn với việc làm nghề giáo dục thay vì trở thành họa sỹ. Anh quyết định nghỉ học, để luyện thi sang trường trường đại học mỹ thuật Việt Nam. 
2009 Văn Tịch thi vào trường đại học mỹ thuật Việt Nam và đỗ vào chuyên nghành hội họa ngay lần thi đầu tiên. Hai năm đầu tiên Tịch chỉ chuyên tâm vẽ hình họa và nghiên cứu. Năm thứ 3 khi các sinh viên mỹ thuật được thử nghiệm chất liệu sáng tác, Tịch đã ngay lập tức hòa hợp với sơn mài và chuyển hẳn sang nghiên cứu chất liệu sơn mài.  

2014-2019 Bước ngoặt đầu tiên trong quá trình đi theo sơn mài của Văn Tịch là gặp gỡ với người thầy Triệu Khắc Tiến – ông là tiến sỹ chuyên nghành sơn mài tại đại học Tokyo Nhật Bản. Cùng với Tịch và một số người học trò, họ đã tìm cách để nghiên cứu, hiểu sâu hơn về các kỹ thuật sơn mài Việt Nam. Mỗi người thầy và trò sau này đều phát triển các kỹ thuật theo những hướng riêng. Văn Tịch cũng tự mình luôn luôn tìm hiểu, để ứng dụng những vật liệu mới vào trong tranh của mình. 
Các kỹ thuật sơn mài cơ bản không nhiều, nhưng để phát triển các kỹ thuật lên đến hàng nghìn ứng dụng khác nhau, phù hợp với tư duy và phong cách tạo hình của mỗi họa sỹ, đó là một phần của việc phát triển tranh sơn mài Việt trên con đường nghệ thuật. 

2017-2018 Series “Tuổi thơ tôi” bao gồm 8 bức tranh vẽ chủ đề về cá. Đây cũng là series tranh đầu tiên đánh dấu sự nghiệp sáng tác của họa sỹ Văn Tịch. Series này được trưng bày tại Triển lãm mỹ thuật Thủ Đô năm 2018 mặc dù chưa được công chúng biết đến nhiều, nhưng bước đầu có được sự công nhận của những đồng nghiệp cùng giới, bởi những nét vẽ tinh trên sơn mài, thử nghiệm thành công các kỹ thuật tạo chất, và thể hiện được tinh thần nghệ thuật.

2016-2019 Series “Hoa đêm” bao gồm 12 bức. Tác phẩm “Hoa đêm” đã được chọn để trưng bày tại Festival mỹ thuật trẻ toàn quốc, do Hội mỹ thuật tổ chức. Bức tranh cuối cùng của series Hoa đêm mang tên “Bình yên” là một tác phẩm được chú ý nhất của Văn Tịch.  
2019 Cùng với quyết định quan trọng trong đời là kết hôn, Tịch rời khỏi xưởng họa của thầy Tiến và chuyên tâm phát triển những lối tạo hình của riêng mình, đi theo những mạch xuyên suốt từ đầu đến cuối.

2019-2022 Series “Trong Vườn” bao gồm 30 bức tranh sơn mài, là kết quả của 3 năm làm việc nghiêm túc của họa sỹ Vũ Văn Tịch. Tại series này Tịch nói rằng” trước đó tôi vẫn bị chi phối bởi chất liệu, sự thể hiện phải phụ thuộc vào chất liệu. Trong series này tôi cảm thấy hoàn toàn thoải mái và tự tin điều khiển các chất liệu đó trong sáng tác của mình.” 

2023 Tịch tham gia triển lãm “Dạo bước qua vùng đất của sơn mài” cùng với các họa sỹ danh tiếng như Lý Trực Sơn, Phan Cẩm Thượng…

______


1989 Vu Van Tich was born in a devout Catholic family and grew up in a small peaceful village, located between two rivers at Ninh Binh. At the age of 5, Tich began to study Catholic doctrine. When he reached 18, Tich began to study marriage catechism and completed his Catholic education. Tich respects and fulfills the duties of his family, and is open mind to the opinions of those around him. According to Tich, religion is faith, and perseverance is trained through the studying of religion.

2007 Tich has enjoyed painting ever since childhood, unfortunately, no one in the family had studied fine art before. Coincidentally, at that time, in Dong Chu village, an aspiring painter took notice of Tich's paintings and encouraged him to study art.

2008 Tich's family worked in the construction industry and only supported Tich when he decided to study interior design. Van Tich’s attempt to enter the University of Industrial Fine Art (UIFA) later fell through. Tich then continued his artistic path, and during this time, he discovered the desire to wholeheartedly pursue fine art.

2009 He was admitted to the Central University of Art Pedagogy. By the end of his second year, he realized that studying pedagogy would lead him further away from becoming a painter. Hence, he later dropped out of the university, and prepared for the entrance exam to the École des beaux-arts du Vietnam.

 2011 He passed the entrance exam on the first attempt and majored in fine arts at the École des beaux-arts du Vietnam. During the first 2 years, the artist sorely focused on sketching and researching. However, in his junior year, when he was introduced to lacquer painting, Tich was immediately drawn and attuned to the material and converted to study lacquer art from there onwards.

2014-2019 Van Tich's lacquer art practice took a turning point when he met professor Trieu Khac Tien - a doctor in lacquer at the University of Tokyo. Together with Tich and other students, Tien sought to research and deepen their understanding of Vietnamese lacquer techniques. Each of them later pursued unique styles of lacquer techniques. Ever since Van Tich has dedicated himself to studying and experimenting with new materials in his paintings.
There aren’t many fundamental lacquer techniques, however, to advance, it requires thousands of different applications that suit various mindsets and visual styles of each artist. This riveting path contributes to the growth of Vietnamese lacquer painting.

2017-2018 The series “My Childhood” includes 8 fish-themed paintings. This is also the first series to open a new chapter in Van Tich’s artistic career. My Childhood was displayed at the 2018 Capital Fine Arts Exhibition. Although it wasn’t widely known in public, the series was abundant in artistic spirit. The fine lines on lacquer and the successful experimentation of substance-forming techniques initially gained the recognition of his colleagues.

2016-2019 The Night Flower series consists of 12 paintings. The artwork "Night Flower" was displayed at the National Youth Fine Arts Festival, organized by the Fine Arts Association. The last painting of the Night Flower series, titled Peace, is one of the most notable artworks by Van Tich.

2019 After getting married, Tich left professor Tien's studio and focused on developing his distinguished forming method - a continuous flow from start to finish.

2019-2022 The series Inside the Garden includes 30 lacquer paintings, which is the result of 3 dedicated years of work by artist Vu Van Tich. In this series, Tich stated: “Before I was still dominated by the material, the expression must depend on the material. In this series, I feel completely comfortable and confident with manipulating those materials in my artworks.

2023 Tich participates in the exhibition “Strolling through the Land of Lacquer” along with critically acclaimed painters such as Ly Truc Son, Phan Cam Thuong, etc.