Phạm Xuân Diệu (1980)
1998 -2002 Trường văn hóa nghệ thuật Hải Phòng
2002-2007 Đại học sư Phạm mỹ thuật Hà Nội
Phạm Xuân Diệu học mỹ thuật 8 năm từ trường văn hóa nghệ thuật Hải Phòng đến Đại học sư phạm mỹ thuật Hà Nội. Xuất phát từ một gia đình công nhân nghèo, Diệu vì mải mê theo đuổi hội họa mà lúc nào cũng trong tình trạng vừa đi học, vừa đi làm. Anh cũng không thấy thế làm khó khăn, bởi vì nó cũng là tình trạng khó khăn chung của các họa sỹ sống ở ngoại tỉnh. Anh thậm chí còn thấy mình may mắn, vì khi ra trường có công việc dạy mỹ thuật, và được làm việc với trẻ con cũng cho anh những ý tưởng nhất định. Hiện tại lụa đang là cảm hứng của anh. Dù phải thu xếp thời gian giữa việc đi dạy vẽ ở trường và tập trung để hoàn thiện những bức tranh, Diệu cũng không bao giờ có ý định từ bỏ sáng tác.



Painter Pham Xuan Dieu (1980)
1998 -2002 Hai Phong College of Culture and Arts
2002-2007 Hanoi National University of Education
Pham Xuan Dieu studied fine arts for 8 years at Hai Phong College of Culture and Arts and Hanoi National University of Education. Coming from an impoverished family, Dieu struggled to pursue his passion while juggling between his work and school. Surprisingly, he didn’t find that dreadful as it was a common predicament for outskirts living artists. All the more, he felt fortunate due to the opportunity and experience he received post-graduate, being an art professor, and working with children, which had instilled in him profound insight. Currently, silk is his main inspiration. Even though he still had to manage time to perfect his art while teaching, Dieu never intended to retire his brush.


Hoạ sỹ Xuân Diệu

Tháng ba - March
40x55 cm
Acrylic
Hội làng - Festive Village
60x80 cm
Màu nước trên lụa - watercolor on silk
Khúc nhạc chiều - Afternoon Melody
70x95 cm
Acrylic
Hát xoan - Xoan Singing
50x70 cm
Màu acrylic trên giấy - Acrylic on paper
Ca trù
50x70 cm
Màu nước trên lụa - Watercolor on paper
Trước giờ diễn - Before the Show
60x80 cm
Màu nước trên lụa - Watercolor on paper
Hà Giang 1
40x55 cm
Acrylic
Phong cảnh ngoại thành - Outskirts Scenery
40x55 cm
Acrylic
Hà Giang 2
40x55 cm
Acrylic
Mời trầu - Betel Nut Offering
60x80 cm
Màu nước trên lụa - Watercolor on silk
Một mình - Desolation
40x55 cm
Acrylic

XEM THÊM
HOẠ SỸ KHÁC

BỘ CA TRÙ
Đây là bộ tranh lụa mà Diệu ấp ủ sau một buổi tối đi xem ca trù tại Đình An Biên, gần ngôi trường mà anh dạy học. Cảm xúc xem ca trù rất thú vị với anh, như được chứng kiến một kho tàng văn hóa dân gian đang dần bị lãng quên.
Anh muốn vẽ khác với những bức ca trù mà anh đã từng nhìn thấy. Anh vẽ 3 người có bố cục dàn trải và quay lưng lại với người xem: kép đàn, ca nương và quan viên (Chơi trống, giữ nhịp trống) thì họ có biểu cảm khác. Anh sử dụng họa tiết dân gian cổ của thế kỷ 17-18 thời kỳ mà ca trù được ra đời, để tạo ra một âm hưởng cổ kính mà mình đang hướng tới. Nền có những đám mây cổ, cách điệu thành rồng bay đang vờn mặt trăng theo thế “lưỡng long chầu nguyệt” trong văn hóa dân gian. (Văn hóa lúa nước), như một tiếng nhạc bay khẽ khàng, hư ảo.

CÁC CÔ MÚA BÀI BÔNG
Các cô gái trong điệu múa Bài Bông là một trong các điệu múa tế lễ của ca trù. Đây là lúc các cô gái đang trang điểm trước khi vào biểu diễn. Những cô này không hát, mà chỉ múa, và thường ca trù chỉ hát, không có đội múa. ĐỘi múa thường chỉ xuất hiện trong các buổi biểu diễn ca trù của người giàu có, và buổi biểu diễn lớn. Bức tranh được họa sỹ sử dụng nền đỏ và họa tiết hoa cúc, mây và hoa sen thời Trần. Thời kỳ mà ca trù ra đời.

HỘI LÀNG
Diệu vẽ hội làng theo lễ hội đầu năm ở làng Vĩnh Niệm quê hương anh. người ta đang diễu qua con đường làng có một cây đa to. Anh dùng gam vàng son trên tranh lụa của mình: màu cờ áo lễ hội, màu sắc của chiếu chèo, âm hưởng của ca trù và văn hóa dân gian đều mang màu này.  

HÁT XOAN PHÚ THỌ
Diệu đặt những người hát xoan trong tranh theo một bố cục ngang với những bàn tay đang xoay vần. Anh chủ yếu sử dụng màu đỏ vàng đen là âm hưởng chính trong các gam màu của văn hóa dân gian Việt Nam. 



CA TRU POLYPTIC
This is a set of silk paintings that Dieu cherished after a night enjoying Ca tru at Dinh An Bien, near the school where he taught. The feeling invoked by Ca tru intrigued him; being entranced by the charm of this precious piece of folk culture whilst feeling disheartened at realizing its dwindling existence. The artist didn’t aim to innovate the concept of Ca Tru painting. He divided the canvas into three separate figures with their backs turned to the viewers: the harpist, the singer, and the drummer, each having a unique expression. He utilized the 17th-18th-century folk motif to resonate with the ancient ambiance. Specifically, the folk-inspired background is covered with clouds that form two illusive dragons rhythmically chasing the moon, an iconic visual in folk culture (Wet-rice culture). 

BÀI BÔNG DANCING LADIES
Bai Bong dance is one of Ca Tru's ritual dances, in which the performers need to apply makeup. These ladies don’t sing, rather they dance, which only appears in the Ca Tru ceremony for the higher class or in large events. The artist also used a red background, decorated with details such as clouds, chrysanthemums, and lotus from the Tran dynasty, when Ca Tru was born. 

VILLAGE GATHERING
Dieu painted his home village, Vinh Niem, during the New Year's festival, in which people are marching through the village with a giant banyan tree. The artist applied gold inlays onto the festival flags, the mats, and the sound of Ca Tru; reverberating the hues of folk culture.

PHÚ THỌ XOAN SINGING
Dieu placed the Xoan singers in the painting in a horizontal position with swirling hands. In addition, the artist utilized hues of red, yellow, and black for the painting’s palette as they are iconic in Vietnamese folk culture.