VỀ HOẠ SỸ TRIỆU KHẮC TIẾN - ABOUT ARTIST TRIEU KHAC TIEN
1977 Triệu Khắc Tiến sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Cha của ông là nghệ sỹ ưu tú Triệu Khắc Lễ, từng là hiệu trưởng của trường Cao đẳng sư phạm nhạc họa Trung Ương, tiền thân của trường Đại học sư phạm nghệ thuật Trung Ương ngày nay. Sớm phát hiện Tiến có năng khiếu hội họa, ông Lễ bắt đầu dạy cho Tiến vẽ từ những năm Tiến mới lên 4 tuổi.
1981: 4 tuổi, một trong các bức tranh của ông đã được sưu tập bởi Viện bảo tàng mỹ thuật Việt Nam.
19847 tuổi, bức tranh đầu tiên gửi đi triển lãm thiếu nhi quốc tế “Để mãi mãi màu xanh” do bộ văn hóa tổ chức tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) đoạt cùng lúc huy chương vàng và giải đặc biệt. Ông Tiến tiếp tục đoạt huy chương vàng của triển lãm này vào năm 1986
1986 - 1988 9 tuổi, Triệu Khắc Tiến nằm trong đội tuyển năng khiếu mỹ thuật thủ đô của Cung thiếu nhi Hà Nội. Đội tuyển năng khiếu có khoảng từ 5-15 người, và tranh gửi đi các triển lãm quốc gia và quốc tế. Lúc đó Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội lần đầu tiên tổ chức triển lãm cá nhận cho một thiếu nhi và đó cũng là triển lãm cá nhân đầu tiên của Triệu Khắc Tiến.
1987 10 tuổi, Triệu Khắc Tiến tham gia trại hè thiếu nhi quốc tế tại Mông Cổ. Trong thời gian trại hè, học viên tham gia vẽ tranh trên mặt đất và Tiến tiếp tục nhận 2 huy chương vàng quốc tế cho những bức tranh của mình.
1988 11 tuổi, ông đoạt Huy chương bạc của Cuộc thi Hội họa Trẻ em Quốc tế Shankar. Một cuộc thi giải thưởng của tổng thống Ấn Độ.
1994 Triệu Khắc Tiến thi đỗ vào trường Đại học mỹ thuật Hà Nội, khoa hội họa khóa K38. Lúc đó thi vào trường mỹ thuật rất khó, trường chỉ tuyển có 25 sinh viên mỹ thuật, dù có thời điểm người ứng tuyển lên đến 800 - 1000 người.
1997 Thân sinh ông Tiến – họa sỹ Triệu Khắc Lễ triển lãm sơn mài. Có nhiều họa sỹ và nghệ nhân thường lui tới xưởng ông Lễ trong thời gian này. Triệu Khắc Tiến xin đến xưởng của các họa sỹ này để tự xin học thêm. Cũng chính vì sự chủ động tìm tòi này, Triệu Khắc Tiến đã không ngừng nghiên cứu chất liệu sơn mài kể từ lúc đó.
Trường mỹ thuật vào những năm này không có chuyên khoa sơn mài, vì vậy người học không nắm được toàn bộ quy trình làm sơn mài từ các kiến thức nền như làm vóc, đánh sơn…là một trong những yếu tố tạo nên sự hiểu biết sâu đối với kỹ thuật sơn mài.
1999 Bức tranh sơn mài “Phiên chợ vùng cao” của Triệu Khắc Tiến đoạt giải nhất triển lãm sinh viên do trường Đại học mỹ thuật Việt Nam tổ chức.
2000 Ông Tiến được giữ lại trường làm giảng viên khoa Hội Họa. Ông vừa làm giảng viên, vừa nghiên cứu sáng tác, chủ yếu tìm hiểu về các phương pháp tạo chất mới cho sơn mài, và nghiên cứu sâu về các hòa sắc lạnh, vốn không phải là thế mạnh của sơn mài truyền thống Việt Nam. Nhu cầu khám phá nhiều hơn thúc đẩy họa sỹ tiếp tục học lên cao học tài trường.
Năm 2000 trường mỹ thuật Việt Nam cử Triệu Khắc Tiến sang tham dự Triển lãm giao lưu mỹ thuật đương đại Việt Nam- Thái Lan và Nhật Bản tổ chức tại thành phố Funabashi – Nhật Bản. Đó là lần đầu tiên ông tiếp xúc với nghệ thuật sơn mài Nhật Bản, và chứng kiến một hệ thống sơn mài được trình bày bài bản về mặt kỹ thuật, cách người Nhật bảo tồn phát triển học thuật trên lĩnh vực sơn mài qua các thời kỳ lịch sử. Điều này có tác động lớn lên họa sỹ vào 10 năm sau, Triệu Khắc Tiến quay lại Nhật và tìm kiếm thông tin cho khóa học tiến sỹ của mình.
2004 - 2007 Tiến học cao học mỹ thuật tạo hình, chuyên nghành hội họa tại trường mỹ thuật Việt Nam. Thời gian này Triệu Khắc Tiến tiếp tục nghiên cứu sâu trên chất liệu sơn mài.
2008 - 2010 Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản mời Triệu Khắc Tiến dưới tư cách là chuyên gia về nghệ thuật. Đây là lần thứ 2 ông Tiến sang Nhật và tìm kiếm thông tin về khóa học tiến sỹ, do nhu cầu mong muốn đào sâu về nghề và tìm hiểu hệ thống kỹ thuật và thủ pháp thể hiện của sơn mài trên thế giới (bao gồm cả Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc).
Tại thời điểm đó, Việt Nam chưa hề có tiến sỹ mỹ thuật về thực hành, và Triệu Khắc Tiến sau này là người đầu tiên.
2011 Một trong những người có ảnh hưởng đến Triệu Khắc Tiến là giáo sư Arisumi MITAMURA. Ông này là giáo sư trưởng khoa sơn mài tại Đại học nghệ thuật Tokyo (Geidai) – một trường đầu bảng về đào tạo nghệ thuật tại Nhật Bản. Đây là một họa sỹ kế thừa đời thứ 10 của một hệ phái sơn mài dòng Mackie từ thời Edo. Mỗi một thế hệ sơn mài kế tiếp trong dòng họ này đều phát triển sơn mài trong việc nghiên cứu mở rộng biên độ chất liệu theo một hướng mới.
Giáo sư Mitamura nhân một lần đi điền dã tại 30 trường nghệ thuật hàng đầu châu Á, mời các đại diện tiêu biểu của các trường này tham gia triển lãm Geidai Arts Summit 2012 nhân kỷ niệm 125 năm ngày thành lập trường Geidai, đã trực tiếp gặp gỡ Triệu Khắc Tiến tại Việt Nam.
Sau này ông Mitamura là người tiến cử họa sỹ Triệu Khắc Tiến học tiến sỹ tại Geidai. Điều đặc biệt là tại trường mỹ thuật đứng đầu Nhật bản này, họa sỹ chỉ có thể học tiến sỹ thông qua việc được tiến cử. Ông cũng là người trực tiếp truyền dạy cho 3 người học trò, trong đó có Triệu Khắc Tiến.
2013 - 2017 Triệu Khắc Tiến làm nghiên cứu sinh và học lên tiến sỹ mỹ thuật tại Đại học nghệ thuật Tokyo (Geidai) theo chương trình học bổng 911 của chính phủ Việt Nam.
2017 Triệu Khắc Tiến trở về nước và cùng các đồng nghiệp, cộng tác với họa sỹ Nguyễn Đình Bảng – chuyên gia về sơn ta, bắt đầu xây dựng hệ thống kỹ thuật cơ bản và nâng cao của chuyên nghành tranh sơn mài, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
Ông Tiến cùng với các học trò ruột của mình – hoạ sĩ Nguyễn Hữu Thông, Vũ Văn Tịch và Nguyễn Thuý Nguyệt… tiếp tục cải tiến và nghiên cứu các kỹ thuật tạo chất và thủ pháp thể hiện mới cho tranh sơn mài.
2022 Quỹ giao lưu văn hóa Nhật Bản (The Japan Foundation) - một quỹ đã từng mời rất nhiều nghệ sỹ nổi danh trên thế giới, tổ chức triển lãm cá nhân giới thiệu họa sỹ Triệu Khắc Tiến mang tên “Câu chuyện phương đông” cùng các bức tranh sáng tác trên chất liệu sơn ta tại trung tâm này.
2023 Triệu Khắc Tiến xây dựng chương trình cao học theo định hướng chuyên ngành cho trường Đại học mỹ thuật Việt Nam. Đồng thời, ông cũng vẫn dành phần lớn thời gian của mình để tiếp tục thực hành nghệ thuật trên các sáng tác mới.
_____
1977 Trieu Khac Tien was born into a family with a rich artistic tradition. His father, Trieu Khac Le, was once the dean of the Central College of Music and Painting Pedagogy, the predecessor of the Hanoi National University of Art Education. Having discovered Tien’s talent early, Mr. Le taught him to paint at four.
1981 At four, one of his paintings was collected by the Vietnam National Fine Art Museum.
1984 At seven, his painting was featured and won a gold medal and special prize at the national exhibition “To be Forever Green” by the Ministry of Culture at Exhibition Hall 93 Dinh Thien Hoang St, Hanoi. He later won another gold medal in the same exhibition in 1986.
1986-1988 At nine, Trieu Khac Tien joined the capital talented art team of the Hanoi Children’s Palace. The team had around 5 to 15 members, and their paintings were sent to national and international exhibitions. Trieu Khac Tien was also the first to have a solo exhibition personally held by the Hanoi Children's Cultural Palace.
1987 At ten, Trieu Khac Tien joined an international children’s summer camp in Mongolia. During the trip, students experienced composing on the ground and Tien was awarded two international gold medals for his paintings.
1988 At eleven, he won Silver Medal for the Shankar International Children’s Painting Competition - a prize content by the president of India.
1994 Trieu Khac Tien passed the entrance exam to the Vietnam University of Fine Arts and enrolled in the painting department, class of K38. At the time, the university had an extremely low acceptance rate, only 25 out of 100-800 applicants were admitted.
1997 During the time Tien’s father artist Trieu Khac Le prepared his own lacquer exhibition, many painters and artisans frequented Mr. Le’s atelier during this time. Trieu Khac Tien asked to study under these artists at their workshops. This initiative leads him to the research of lacquer ever since.
At the time, lacquer courses had not been included in fine arts schools, and all the essential knowledge such as shaping and applying was limited, therefore, students didn’t have a deep understanding of lacquer technique.
1999 The lacquer painting “Highland Fair” by Trieu Khac Tien won 1st prize in a student exhibition organized by the Vietnam University of Fine Arts.
2000 Mr. Tien’s talent was revered and retained at the university as a lecturer in the Painting Department. He worked as a lecturer and researcher on composition, mainly discovering new methods of creating textures for lacquer and diving deeper into the compatibility of different cold hues, which is not a strength of traditional Vietnamese lacquer. The need to explore lacquer compounded and motivated the painter to pursue graduate school.
In 2000, the Vietnam University of Fine Arts appointed Trieu Khac Tien to attend the Vietnam, Thailand, and Japan Contemporary Art Exchange exhibition in Funabashi City, Japan. It was his first time being exposed to Japanese lacquer arts, specifically their technically well-standardized lacquer system, and how they preserve, and develop lacquer through many historical periods. This event had a significant impact on the artists, as 10 years later, Trieu Khac Tien returned to Japan to search for a Ph.D. course.
2004-2007 Mr. Tien pursued a master’s degree in visual arts, majoring in painting at the Vietnam University of Fine Arts, and further expanded his knowledge of lacquer.
2008-2010 The Vietnamese Embassy in Japan invites Trieu Khac Tien to be an art expert for the second time. Mr. Tien took these chances to uncover more information, deepen his career and study the technical systems and methods of composing with lacquer around the world (including Japan, Taiwan, and China).
There never had been a PhD-in-practice in Vietnam until Trieu Khac Tien took the title.
2011 Professor Arisumi Mitamura had a significant influence on Trieu Khac Tien. He is the head professor of Urushi (lacquer) Art Department at Tokyo University of the Arts (Geidai) - a leading university for art training in Japan. The professor is also the heir from the 10th generation of a Mackie lacquer sect, whose history dated back to the Edo period. Each generation is devoted to researching, developing, expanding, and revolutionizing the scope of lacquer.
During his trip to 30 leading art schools in Asia, professor Mitamura invited representatives from each school to partake in the Geidai Arts Summit 2012 event, commemorating the 125th anniversary of Geidai University. In addition, professor Mitamura had once met Trieu Khac Tien in Vietnam.
Mitamura later recommended Trieu Khac Tien apply for a doctorate at the leading university Geidai, which only accept doctorate applicant through referral. Trieu Khac Tien is also one of three people to ever study directly under Professor Mitamura.
2013-2017 Trieu Khac Tien worked as a researcher while studying for a fine arts doctorate at Tokyo University of the Arts (Geidai) under the 911 scholarship program of the Vietnamese government.
2017 Trieu Khac Tien returned home and started building a basic and advanced methods system for the lacquer painting department at the Vietnam University of Fine Arts. Tien’s first generation of students later became eminent painters namely, Vu Van Tich, Nguyen Thuy Nguyet, Nguyen Huu Thong, etc. Mr. Tien, along with his students and Nguyen Dinh Bang, a master of Vietnamese lacquer paint, continued to improve and research new texture-building techniques for traditional lacquer paint.
2022 The Japan Foundation, which had invited many critically acclaimed artists from around the world, held a solo exhibition “The oriental tale” introducing artist Trieu Khac Tien with his series of Vietnamese lacquer paintings at their center.
2023 Trieu Khach Tien built a major-oriented graduate program for the Vietnam Univer of Fine Arts. He also dedicates most of his time to composing new art pieces.