VỀ HOẠ SỸ PHAN CẨM THƯỢNG - ABOUT ARTIST PHAN CAM THUONG
1956 Phan Cẩm Thượng sinh tại Hà Nội, Việt Nam là con út trong một gia đình có 9 người con. Có nhiều tiểu sử ghi là ông sinh năm 1957 nhưng xác nhận từ chính ông là năm 1956. Nhà Phan Cẩm Thượng ở phố Lý Quốc Sư, một trong những con phố cổ của Hà Nội. Ông lớn lên trong môi trường ảnh hưởng mạnh bởi Nho Giáo, đọc sách, ngâm thơ. Ông cũng thông thạo Hán tự, đọc Kinh Phật bằng tiếng Hán, và thấu hiểu triết lý phương Đông. Năm lên 9 tuổi, Thượng được dậy vẽ bởi một người hàng xóm gần nhà, ông Vũ Đăng Bốn là một trong các họa sĩ của trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương.
1960 Bố mẹ chia tay năm ông lên 14 tuổi. Bố ông đã từng là quan chức ngân khố Pháp, sau này Cách Mạng thành công thì được Nhà Nước Việt Nam trưng dụng nhưng trả lương ít ỏi, không đủ để nuôi gia đình. Thượng phải trải qua những ngày tháng đói dài, và tự lo cho bản thân mình.
1964 -1973 Học thư pháp và hội họa tại gia.
1975 Ông nhập ngũ và phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng may mắn chỉ sau vài tháng nhập ngũ thì cuộc chiến kết thúc. Sau này ông tiếp tục làm việc tại binh chủng Phòng không – Không quân, và được đào tạo qua nhiều bộ môn kỹ thuật cao. Đứng trước một nền khoa học kỹ thuật cao so với trình độ xã hội lúc bấy giờ, ông lại nhận ra mình không phù hợp với xu hướng kỹ thuật mà thay vì đó là quan tâm đến nền tảng văn hóa và làng xã Việt trong thực tế. “Tôi nghĩ rằng chỉ có văn hóa mới chữa được, khắc phục được các yếu kém trong quá trình phát triển, mà văn hóa cần phát triển từ gốc, từ truyền thống xa xưa, gạt bỏ và tiếp nhận liên tục, đổi mới liên tục cùng sự tổ chức xã hội thời đại toàn cầu và công nghệ” – Phan Cẩm Thượng.
1979 Xuất phát điểm từ việc quan tâm đến viết và vẽ về đời sống văn hóa của người Việt, Thượng thi vào trường Đại Học Mỹ Thuật Hà Nội- Khoa lý luận và phê bình (trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương xưa, và Đại học Mỹ Thuật Việt Nam ngày nay). Ở đây ông gặp người thầy tạo cho ông nhiều cảm hứng về nghệ thuật và nghiên cứu, là ông Nguyễn Quân. Hai người có viết chung một số cuốn sách “Mỹ thuật ở làng”,”Mỹ thuật của người Việt”… Sau đó đứng trên hai con đường khác nhau về sáng tác nghệ thuật, nghiên cứu và phê bình.
1984 Giảng dạy tại trường Đại Học Mỹ Thuật Hà Nội.
1994 Kể từ năm 1994 khi có xe máy, ông đã đi qua nhiều làng ở Việt Nam trong suốt 18 năm tiếp theo, tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, tỉnh Bắc Ninh và Hà Tây, và khắp trong cả nước để nghiên cứu về văn minh làng xã Việt.
1996 Triển lãm cá nhân đầu tiên tại gallery Sông Hồng, Việt Nam.
1997- 1998 Triển lãm tranh tại Thái Lan và Singapore.
1999 Sống và nghiên cứu tại chùa Bút Tháp.
2000-2003 3 triển lãm tranh tại New York và 1 triển lãm tại Chicago, Mỹ.
2003 Giải nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam trong Triển lãm mỹ thuật toàn quốc, cho cuốn “"Chùa Dâu và nghệ thuật Tứ pháp"
2008 Giải Nghiên cứu văn hóa Phan Châu Trinh “vì những công trình đặc sắc nghiên cứu văn hóa dân tộc”.
2009 Triển lãm tranh “Phiêu cùng 12 con giáp”.
2011 Xuất bản “Văn minh vật chất của người Việt”. Cho đến 2011, người ta đã xuất bản khoảng 18 cuốn sách nghiên cứu về văn hóa và mỹ thuật do Phan Cẩm Thượng viết.
2015 Sống và nghiên cứu tại Bảo tàng văn hóa Mường. Ông sáng tác trên Gốm. Những tác phẩm gốm này sau đó được giới thiệu trong triển lãm “Retro”, do Vân Vi làm giám tuyển, với tên “Gốm Thượng”.
2019 Ông bắt đầu mắc chứng đau đầu kinh niên, và chủ yếu dành nhiều thời gian hơn với các sáng tác nghệ thuật liên quan đến văn hóa cổ.
2021 Sau nhiều năm năm vắng bóng, ông dự định thực hiện Triển lãm cá nhân trên các chất liệu sơn mài và giấy dó, nhưng đã hoãn lại.
2022 Ông triển lãm tranh giấy dó tại The Muse Artspace chủ đề tập tục cung đình thế kỷ 17.
_____
1956 Phan Cam Thuong, born in Hanoi, Vietnam, was the youngest among his 8 other siblings. Many sources state that he was born in 1957, however, the artist clarified that 1956 is the correct year. Phan Cam Thuong’s home resides at Ly Quoc Su Street, part of Hanoi’s old quarters. He grew up in an environment that was heavily influenced by Confucianism, literature, and poetry. He’s also fluent in Chinese characters, able to read Buddhist scripture in Han characters, and comprehend Eastern philosophy. When he reached 9 years old, Mr. Thuong was taught painting by his neighbor, Vu Dang Ban, an artist at Indochina College of Fine Arts.
1960 His parents separated when he reached 14. His father was a French treasury official, after the Revolution, he was requisitioned by the State of Vietnam, but the wage was barely enough to support his family. Mr. Thuong had to suffer through months of famishing and struggle to take care of himself.
1964 -1973 Self-taught calligraphy and painting.
1975 He joined the army and served in the American war, but fortunately, the war ended after a few months of service. He later continued to work at Air Force Defense and went through training in multiple highly technical departments. Facing a more advanced technical scientific foundation compared to the social capability at the time, Phan Cam Thuong realized that technical-oriented methods no longer suit him, rather his passion is toward the foundations of Vietnamese culture and villages. “I believe that only culture can rectify, and rehabilitate shortcomings from the development process. Culture needs to be evolved from the root, from ancient tradition, to reject while constantly undertaking and innovating social structures during the globalization and technological era” - Phan Cam Thuong.
1979 Starting from his interest in recording and painting Vietnamese people's cultural life, Mr. Thuong entered the Hanoi University of Fine Arts (formerly known as Indochina College of Fine Arts) and majored in Reasoning and Criticism. During his time at the university, Mr. Thuong was especially inspired by arts and research through the influence of his professor, Nguyen Quan. Both of them wrote a few books together namely “Fine Arts in the Village”, “The Fine Arts of the Vietnamese People'”, etc. They later separated and pursued their path of artistic creation, research, and criticism.
1984 Taught at Hanoi University of Fine Arts.
1994 Since 1994, when he got his first motorbike, Mr. Thuong traveled to many Vietnamese villages for the next 18 years, focusing mainly on the Northern Delta, Bac Ninh, Ha Tay province, and throughout the country to study the civilization of Vietnamese villages.
1996 First solo exhibition at Red Lake Gallery, Vietnam.
1997- 1998 Painting exhibitions in Thailand and Singapore.
1999 Lived and researched at But Thap temple.
2000-2003 Three exhibitions in New York City and another in Chicago, USA.
2003 Won First prize in the Vietnamese Fine Arts Association Award in the National Fine Arts Exhibition, for the book “Dau Pagoda and the Art of Tu Phap Religion”.
2008 Achieved Phan Chau Trinh Cultural Research award “for outstanding works on national culture research”.
2009 “Feel with the 12 Zodiacs” Exhibition
2011 Published “Material Civilization of the Vietnamese People”. Till 2011, roughly 18 of Phan Cam Thuong’s books on his research of culture and art had been printed.
2015 Lived and researched at Muong Cultural Museum. He also composed a series of pottery art. The series was later introduced in the exhibition “Retro”, with Van Vi as curator, under the name “Thuong Pottery”.
2019 He began to suffer from chronic headaches and spent most of his time on artworks and topics relating to ancient culture.
2021 After many years of hiatus, he planned to perform a solo exhibition on lacquer and Poonah paper but eventually postponed it.
2022 He exhibited his Do paper series under the theme of 17th-century palace custom at The Muse Artspace and, with Van Vi as curator.