HOẠ SỸ - ARTIST NGUYỄN QUANG TRUNG

Nguyễn Quang Trung là một họa sỹ nghiên cứu sâu về nghệ thuật trừu tượng. Ông cũng đưa chất liệu sơn mài vào như một phương tiện dành cho các sáng tác của mình. Với ông sơn mài cũng như các chất liệu khác, cốt yếu là để biểu đạt hiệu quả nghệ thuật. Ông bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với cách làm sơn mài của danh họa Nguyễn Sáng, và cũng kế thừa một số kỹ thuật này. 

Nguyen Quang Trung is a devout painter who has profoundly researched abstract art. He also introduced lacquer as a medium for composition. According to Trung, lacquer, as with other materials, essentially serves as a constructive artistic expression. He expresses deep admiration for painter Nguyen Sang’s lacquer techniques and has also inherited some of them. 

CÁC TÁC PHẨM - ABOUT ART WORK

CHƠI PHÁO ĐẤT - PLAYING MUD BANGER
81x122 cm 
Sơn mài trên vóc - Lacquer on wood
2001

Pháo đất là một trò chơi dân gian của Việt Nam mà khi chơi người chơi vác một quả pháo to trên vai, khi ném xuống, người chơi có thể bị văng ra trong tư thế lộn ngược đầu. Bức tranh sử dụng chủ yếu là son trai (loại son quý nhất trong khi chiết xuất 4 sắc son từ đá thần sa và chu sa.) Sự kết hợp giữa việc chôn vàng ở dưới, cùng màu son trai này kết hợp với sơn then và sơn cánh gián cho các tương quan đa dạng của son trai. Ông Trung cho rằng mật độ sử dụng chất liệu có hoạch định thì kể cả trải qua thời gian, vẫn cứ tạo ra một hiệu ứng tốt. 
Quá trình vẽ nét và vẽ mảng dường như song hành, khiến sự chuyển động hiện hữu mà lại thoái lui ngay. Ở đây ông Trung hoàn thành tác phẩm thể hiện được tinh thần của sơn ta, mà lại hiện đại một cách rõ ràng. 

Mud Banger is a Vietnamese folk game where one can carry a large banger on their shoulders when dropped can cause the player to flip upside down. The painting comprised mostly of Son Trai paint - one of the most valuable pigments extracted from 4 different hues of Zhusha stone. The combination of earthing the gold and the fusion of black and puce pigments form the diverse and interactive atmosphere of Son Trai paint. Trung also stated that having the appropriate material density can help the paint’s effect stand the test of time. 
The process of applying brushstrokes and forming silhouettes is synchronous and contributes to the ascending and descending effect in paintings. Through this artwork, Trung evidently presents a modern specimen in the spirit of Vietnamese lacquer paint. 

KHÔNG VANG - ANECHOIC
82x122 cm 
Sơn mài trên vóc - Lacquer on wood
2001

Thế mạnh của sơn mài là các màu trầm, sâu xắc. Ông Trung lại thách thức sơn mài bằng một bảng màu tươi sáng, các sắc son rạo rực. 
“Không vang” đặt các hình khối như rời rạc, không có sự hưởng ứng với nhau: một chàng, một nàng, một bờ biển, một bầu trời …mà lại kết nối với nhau theo một hướng chung. Cũng như Chơi pháo đất, màu và nét song hành, gợi cho chúng ta cảm giác nhiều hơn là tả. 

The strength of lacquer lies in its profound, dark hues. Trung, again, challenged lacquer capability with a bright and vibrant color palette 
“Anechoic” place the nonresponsive, separated such as men and women, earth and sky, in the same path. Similar to “Mud Banger”, its synchronous colors and brushstrokes are rather emotionally evoking than descriptive. 
 

CHIM VIỆT - VIETNAMESE BIRD
81x121 cm 
Sơn mài trên vóc - Lacquer on wood
2001

Họa sỹ Nguyễn Quang Trung kể lại hồi xưa nhà ông ở phố Khâm Thiên ở bên một khu vườn rất rộng. Một đêm đang ngủ ông chợt tỉnh dậy vì mơ thấy một con chim bằng đồng lớn bay đến đậu ở ngoài vườn. Ông ghi lại tạo hình của nó qua 5 bản phác thảo bằng giấy dó. Ông có thói quen ghi lại mọi thứ bằng phác thảo, và từ đó lấy cảm hứng để thực hiện các bức tranh của mình. 
“Chim việt” là một sáng tác gần như chỉ sử dụng mảng và nét. Điều thách thức ở đây là trong khuôn khổ của màu và nét, ông Trung để mọi thứ đan xen vào nhau, lấp lánh ánh sáng, dường như muốn lan tỏa, phá vỡ khuôn khổ và tạo ra hướng của sự chuyển động. Ta có thể nhận ra một số kỹ thuật sơn mài được sử dụng trong bức tranh này kế thừa từ danh họa Nguyễn Sáng. 

Painter Nguyen Quang Trung recounted his former home on Kham Thien Street that was close to a great garden. He was awoken one night due to dreaming of a flying bronze bird landed in the garden. He attempted to record its shape through five sketches and took inspiration from them to create his paintings.
“Vietnamese Bird” was composed most of silhouette and brushstrokes. Acknowledging that the challenge lay in the limited color spectrums and brushstrokes, Trung let everything tangled, glister with light, extending beyond the framework and forming direction for motions. One can notice some of Nguyen Sang’s inherited techniques were applied. 

NẮNG - SUNLIGHT 
122x163 cm 
Sơn mài trên vóc - Lacquer on wood
2003

Nắng có các sở trường của Nguyễn Quang Trung trong trừu tượng, như kỹ thuật “nhốt sáng” giữa muôn vàn đan xen của nét và màu. Ông vẽ nhiều lớp son, nhiều lớp màu, và nhiều cách đặt vấn đề trong từng lớp một; nhưng vẫn có cái nhất quán chung là biểu đạt một cái nắng run rẩy, lung linh và nhảy nhót. Bóng tối và ánh sáng đan xen, chỗ thì mỏng manh, chỗ thì dầy đặc, chập chờn giữa cái hiện hữu và thoái lui. Với ông sơn mài cũng như các chất liệu khác, cốt yếu là để biểu đạt hiệu quả nghệ thuật.

The painting “Sunlight” harbors many of Nguyen Quang Trung's fortes, such as the “light linger” technique, formed by the ever-entangling colors and brushstrokes. The artist applied numerous layers of pigments, colors, and various interpreting methods for each of the layers, whilst aligning them with the jolly, shimmering sunlight. Within the painting, the light and darkness are intertwined, and some spots are thinned while others are condensed, fading in and out of existence. According to Trung, lacquer, as with other materials, essentially serves as a constructive artistic expression.


VỀ HOẠ SỸ NGUYỄN QUANG TRUNG - ABOUT ARTIST NGUYEN QUANG TRUNG

1971-1972 Họa sỹ Nguyễn Quang Trung có thân sinh đều là nhà giáo và có bác ruột là họa sỹ Nguyễn Mạnh Kiểm thuộc thế hệ những họa sỹ tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam). Đó cũng là người đầu tiên dạy vẽ cho họa sĩ Nguyễn Quang Trung vào năm 9 tuổi. 

1976 Khuyến khích anh thi vào Trung cấp Mỹ thuật thuộc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam là họa sỹ Đặng Thu Hương và Đỗ Thị Ninh. Chính các họa sỹ này đã đích thân chọn bài vẽ hình họa cùng bài vẽ bố cục người bằng bột màu và nộp hồ sơ dự vòng Sơ khảo cho Nguyễn Quang Trung. Sau khi được xét qua vòng Sơ khảo, ông dự thi và đỗ thủ khoa đầu vào 1976. Lúc bấy giờ, việc đỗ được vào học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam là khó khăn bởi đòi hỏi có năng khiếu nổi bật. Trong gia đình, mẹ anh là người đã ủng hộ anh theo học mỹ thuật. 

1976- 1981 Nguyễn Quang Trung theo học hệ Trung cấp Mỹ thuật thuộc Trường Cao đẳng mỹ thuật Việt Nam đạt thủ khoa đầu ra năm 1981. Những họa sỹ Phạm Thanh Liêm, Lê Anh Vân, Nguyễn Văn Chư và Lý Trực Sơn là những người thầy dạy hình họa, cô Lê Kim Mỹ dạy trang trí, bố cục... cho ông.

1981 -1986 Nguyễn Quang Trung tiếp tục theo học tại trường Đại học mỹ thuật Việt Nam, là thủ khoa đầu vào 1981 và thủ khoa đầu ra 1986. Sau khi lựa chọn học Chuyên khoa Sơn mài, ông đã được thầy Lý Trực Sơn trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy về chất liệu. Mặc dù kém tuổi (kém hơn 13 tuổi) giữa ông và họa sỹ Lý Trực Sơn luôn duy trì một tình cảm thầy trò thân thiết và tôn trọng nhau về tài năng. 
Trong các nghiên cứu, ghi chép ký họa của Nguyễn Quang Trung, ông luôn quan tâm đến sự giản lược, bút lực và những khoảng trắng… Raoul Dufy là một danh họa mà ông hâm mộ, với bảng màu nhẹ, trong trẻo và nhiều ánh sáng. Nguyễn Quang Trung thích Raoul trong cách vẽ các chuyển động, phát triển và kế thừa từ các bậc thầy hội họa ấn tượng như Renoir, Monet. 
Sau khi ra trường, ông đã bắt đầu say mê nghiên cứu, trải nghiệm nghệ thuật trừu tượng. Câu hỏi theo đuổi Nguyễn Quang Trung là “Liệu những khám phá của tôi về ngôn ngữ và chất liệu hội họa có đạt được hiệu quả trong biểu đạt cái nhìn của bản thân về hiện thể hay không”. Và ông cũng nói “Quá trình ghi chép ký họa của tôi thực chất là để giải quyết sự băn khoăn ấy”. 

1987 Giai đoạn cuối của thời kỳ Bao cấp và bước vào Đổi mới, đời sống kinh tế rất khó khăn, nghề họa sỹ gần như không thể sống được. Nguyễn Quang Trung đã cùng một số đồng nghiệp tham gia vẽ gốm xuất khẩu tại Bát Tràng để mưu sinh. Khi Bộ Công An có nhu cầu tuyển dụng, Nguyễn Quang Trung là người được giới thiệu tuyển dụng và cơ duyên này đã đưa ông đến với một con đường khác với dự định. 

1987-2019 Trong thời gian làm việc tại Bộ Công an, ông làm công tác văn hóa văn nghệ của lực lượng và có nhiều chuyến đi công tác tại các địa phương, vùng miền trong cả nước; trong những chuyến công tác đó, ông đã ghi chép ký họa để lưu lại cảm xúc trước phong cảnh, sinh hoạt đời sống... tại những nơi đến và đi. Ông kể lại rằng đó là một thói quen từ ngày sinh viên và vẫn luôn duy trì. 

1989 Bức tranh “Bà cháu” (sơn dầu, 0,6m x 0,8m) sáng tác năm 1986 của ông đã được chọn tham gia Triển lãm họa sỹ trẻ các nước Xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô cũ. 

2020 Triển lãm “Trở lại” – Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; trưng bày một số tác phẩm bằng chất liệu Sơm mài và Sơn dầu trong 20 năm sáng tác của Nguyễn Quang Trung. 

2023 Triển lãm “Dạo bước qua Vùng đất của sơn mài”, do The Muse Artspace tổ chức, Vân Vi làm giám tuyển – Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. 

______


1971-1972 Painter Nguyen Trung was born into a family of educators. His uncle, painter Nguyen Manh Kiem, belongs to the generation of artists who graduated from the Vietnam College of Fine Arts (currently known as the Vietnam University of Fine Arts). When Nguyen Quang Trung reached 9 years old, Nguyen Manh Kiem became the first to teach him about fine arts.

1976 Painters Dang Thu Huong and Do Thi Ninh encouraged Quang Trung to enter the Vietnam University of Fine Arts. These artists personally selected graphics and human composition sketches with gouache and applied them for the Preliminary round for Nguyen Quang Trung. After being deemed qualified, he took the exam and passed the first valedictorian in 1976. At the time, passing the Vietnam University of Fine Arts entry exam was considered a remarkable feat that required outstanding talent. Among his family, Nguyen Quang Trung’s mother was the one to support his decision to pursue fine arts.

1976 - 1981 Nguyen Quang Trung studied through the Intermediate level at the Vietnam University of Fine Arts and graduated top of the 1981 class. Painters such as Pham Thanh Liem, Le Anh Van, Nguyen Van Chu, Ly Thuc Son, and Le Kim My were among his professors. 

1981 -1986 Nguyen Quang Trung continued his education at Vietnam Fine Arts University and became the valedictorian of both the 1981 entrance exam and the 1986 graduating exam. After deciding to major in Lacquer, he was guided and trained in the way of materials by Professor Ly Truc Son. Despite 13 years of age difference, they always maintain their friendship and respect each other as partners.
Viewing Nguyen Quang Trung’s research, notes, and sketches, one can notice his attraction to simplicity, the power of brushstrokes, and negative space. He also admires Raoul Dufy’s light, bright, yet clear color palette painter. Nguyen Quang Trung fancies Raoul’s dynamic way of painting, which was developed and inherited from Impressionist artists such as Renoir, Monet, etc.
After graduating, he passionately started researching and experiencing abstract art. Nguyen Quang Trung constantly ponders the question, “Will my discoveries on language and painting materials be effective in expressing my depiction of the embodiment.” He also shared, “The true purpose of my research is to resolve that query.”  

1987 Amidst the end of the subsidy period and the beginning of the Doi Moi period, economic conditions became harsh, and being a painter was difficult to subsist. Nguyen Quang Trung, along with some of his colleagues, started painting on export ceramics in Bat Trang for a living. When the Ministry of Public Security was looking for recruits, Nguyen Quang Trung received an opportunity to join, which led him to an unexpected path. 

1987-2019 During his service at the Ministry of Public Security, Nguyen Quang Trung took part in various cultural and artistic activities of the force and had many business trips to local regions across the country. Throughout those trips, he took notes and sketches to preserve the emotions birthed by the daily sceneries he witnessed. He recounts that it was a habit that started in his student days.  

1989 His painting “Grandma & Granddaughter” (1986, oil painting, 0.6m x 0.8m) was selected to partake in the Exhibition of Young Artists of Socialist countries in the former Soviet Union.

2020 The exhibition “Return” at Vietnam National Fine Arts Museum displayed various oil and lacquer paintings from 20 years of composing by Nguyen Quang Trung. The collection was introduced by painter Ly Truc Son

2023 Exhibition “The Muse’s Introduction of Nguyen Quang Trung’s Artworks” at The Muse Art Space