HOẠ SỸ - ARTIST LÝ TRỰC SƠN

Lý Trực Sơn – người thành lập nhóm “Sơn ta” có sự tham gia và ủng hộ của hầu hết các họa sỹ theo đuổi sơn mài chuyên nghiệp tại miền Bắc. Họa sỹ có ảnh hưởng lớn tới Nghệ thuật sơn mài Việt Nam đương thời. 

“Người ta nói rằng tôi vẽ rất tự do nhưng tôi thực ra tôi làm việc trong một kỷ luật thép. Mỗi bức tôi đều vẽ với sự kính cẩn, thậm chí vẽ đi vẽ lại nhiều lần, thậm chí trên chính nó. Để tạo ra được một hiệu quả nghệ thuật mà mình mong muốn, có lẽ tôi đã vô cùng nỗ lực, có lẽ đối với tôi nó khó hơn là công phu. Tôi luôn biết rằng mình chưa đi được đến nơi mình mong muốn nhưng nơi tôi mong muốn luôn ở phía trước tôi…” – Lý Trực Sơn.

Ly Truc Son, the founder of the “Son Ta” group, has the support of most professional lacquer artists in the North. He’s also had a significant influence on contemporary Vietnamese lacquer art.

“People say I paint freely, however, my work process follows a discipline of steel. For each painting, I meticulously paint, and repaint, over and over, even on the original canvas. To materialize a desired artistic outcome, I had to exert myself, to me it’s incredibly elaborate. I’m always aware that I haven’t reached the outcome I desire, but I also see that it’s just ahead of me.” - Ly Truc Son 

CÁC TÁC PHẨM - ABOUT ART WORK

NGÂN HÀ - GALAXY
92x73 cm
Sơn mài trên vóc - Lacquer on wood
2006

Những bức tranh Nude của họa sỹ Lý Trực Sơn trưng bày trong “Dạo bước qua vùng đất của Sơn mài” lần này sáng tác trong giai đoạn từ 2000-2019. Francis phó chủ tịch hiệp hội giáo viên mỹ thuật Pháp có nhận xét “Đây là nghệ thuật cô đọng”. 
Ba bức tranh là một gạch nối giữa giai đoạn sáng tác hiện thực và trừu tượng của họa sỹ Lý Trực Sơn. Ông nói rằng mình có nỗi ám ảnh trong tranh về phụ nữ: “tôi thành kính đối với thế giới của những người nữ trong tranh mà tôi vẽ. Tôi có cảm giác về Đức mẹ hay Phật Bà Quan Âm trong tất cả những bức tranh mà tôi vẽ phụ nữ. Cuộc sống cá nhân tự do của tôi hoàn toàn khác, nhưng việc vẽ tranh đối với tôi là thành kính.” 
Ba bức tranh này đều lấy cảm xúc từ thơ ca Pháp, từ trong một câu thơ của Guillaume Apollinaire “Dải ngân hà là em của ánh sáng”. Ông thực hiện rất nhiều phác thảo trước đó để tìm hình, và khai thác các kỹ thuật sơn mài phù hợp với ý đồ của riêng mình. 

The nude series by Ly Truc Son being displayed at this exhibition was composed from 2000 to 2019. Francis, vice president of the French Fine Art Teachers Association, commended “This is condensed art.”
The three paintings are the bridge between the realism and abstract period of Ly Truc Son. He said that he is obsessed with painting women: “I am reverent towards the women in the world I painted. I sensed the Mother of Jesus and Buddha in all the women painting I created. While my personal life is completely different, painting is a reverence for me.”
The three paintings are inspired by a French poem, “Galaxy is the Sibling of Light” by Guillaume Apollinaire. He made numerous prior sketches to find the perfect form and exploit lacquer techniques that fit his vision.


VỀ HOẠ SỸ LÝ TRỰC SƠN - ABOUT ARTIST LY TRUC SON 

1949 Họa sỹ Lý Trực Sơn sinh năm 1949 tại Huế. Thân sinh đều là người Huế. Cha ông đưa gia đình ra Hà Nội, để công tác tại Viện văn học Hà Nội, nhưng mất sớm từ năm ông lên 11 tuổi. Mẹ ông sinh ra trong gia đình khá giả và truyền thống, nên là người sống mực thước. Nhà Lý Trực Sơn có 2 anh em trai. Người còn lại là Lý Trực Dũng - một kiến trúc sư, và đồng cũng là một họa sỹ theo đuổi biếm họa và lụa.  

1961 Từ nhỏ họa sỹ Lý Trực Sơn đã có duyên với nghệ thuật. Năm 1961, gia đình ông lưu lạc vào Vĩnh Linh- một vùng giới tuyến giữa hai miền Nam bắc. Hồi đó có đoàn họa sỹ gồm các họa sỹ như Giáng Hương, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Thụ, Lê Thiệp… mở kỳ thi vẽ, để tìm kiếm người có năng khiếu. Một họa sỹ gần nhà khuyên Lý Trực Sơn đi thi, và ông tình cờ đỗ. Ông Sơn sau này kể chuyện cơ duyên theo mỹ thuật, ông không cảm thấy mình có năng khiếu tự nhiên mà luôn cần có cơ sở nghiên cứu và nghiền ngẫm. Lý Trực sơn là người ham đọc, mong muốn sống theo lý tưởng, tự nhận rằng mình đi theo con đường chính đạo. 

1961-1965 Chưa tròn 12 tuổi Lý Trực Sơn đã bắt đầu tham gia học vẽ tại trường Cao đẳng mỹ thuật Việt Nam. Trường lúc ấy có 3 hệ từ sơ cấp, trung cấp lên và đại học; cho phép những thiếu nhi có năng khiếu được bắt đầu theo con đường chuyên nghiệp từ rất sớm. Những người giáo viên đầu tiên hướng dẫn là họa sỹ Giáng Hương, Hoàng Đạo Khánh, Đinh Trọng Khang và thầy dạy cảm thụ âm nhạc cổ điển là Nguyễn Văn Quỳ. Người gieo cho ông những cảm hứng sâu xắc về hội họa là họa sỹ Đinh Trọng Khang-một học trò ruột của Trần Văn Cẩn.

Lý Trực Sơn học cùng lớp với Nguyễn Thành Chương, Lò An Quang, Đoàn Văn Nguyên, Đào Minh Tri, Hoàng Đức Toàn. Thành Chương là người bạn thân thiết với Lý Trực Sơn, cũng là người sớm am hiểu về nghệ thuật tạo hình, gần gũi với những họa sỹ sau này trở thành gạo cội của nước nhà như Nguyễn Sáng, Văn Cao, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Hải, Lê Trọng Lân. Hai người đã cùng nhau chia sẻ niềm yêu thích nghệ thuật, và được tiếp xúc với những vấn đề liên quan đến hội họa vượt qua sự hiểu biết của những đứa trẻ học sơ cấp rất nhiều. 
Năm 14 tuổi khả năng vẽ hình họa hàn lâm của Lý Trực Sơn đã được họa sỹ Lê Thiệp đánh giá rất cao. Họa sỹ Lê Thiệp có nhận xét rằng: “Bài của Sơn không nằm trong trình độ của lớp này”.

1969 Năm tốt nghiệp hệ Trung cấp, bài thi của Lý Trực Sơn là một bài gây tranh cãi trong hội đồng, nhưng cuối cùng bài thi đã được đánh giá cao đến mức ông Trần Đình Thọ lúc đấy là hiệu trưởng trường Cao đẳng mỹ thuật Việt Nam đã quyết định đưa Sơn vào trở thành giáo viên dạy chính thức trong trường vào năm ông tròn 20 tuổi. 

1971 Lý Trực Sơn vào hệ đại học, trong bối cảnh đất nước có chiến tranh, nhiều người bạn của ông đã hy sinh trên chiến trường, Lý Trực Sơn cảm thấy không chịu nổi, đã xung phong đi bộ đội. Thời gian này ông hoàn toàn tập trung sống như một người lính. 

1976 Lý Trực Sơn quay trở lại trường mỹ thuật. Lúc ấy Trần Đình Thọ là hiệu trưởng, hội đồng trường cho phép ông học vượt cấp. Lý Trực Sơn đã chọn vào thẳng năm thứ 3, và trợ giảng một số bộ môn trong trường. Sau khi tốt nghiệp ông tiếp tục giảng dạy tại trường trong khoảng 10 năm. Học trò trực tiếp của ông là các họa sỹ như Nguyễn Quang Trung, Trần Tuấn, Nguyễn trọng Vũ, Tân Gái, Lê Văn Sửu.  

1979 Lý Trực Sơn lấy Nguyễn Thị Quế cũng là một họa sỹ trong trường. Bà Quế học hơn ông Sơn vài lớp. 

1989 Lý Trực Sơn sang Pháp theo học bổng của trường Ecole Superior Des Beaux Arts, được tài trợ bởi tổ chức CCFD. Thời gian ở Pháp Lý Trực Sơn hầu như không tham gia học, ngoài việc học các cách tiếp cận nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật Tiền Phục Hưng. Ông cho rằng mình đã là họa sỹ rồi, không cần phải học như một người học trò nữa. Ông chọn tìm hiểu tại sao nghệ thuật châu u có thể phát triển được như thế. Ông kể lại thời gian này, ông vất vả soi sét lại năng lực và con đường nghệ thuật của bản thân, với mong muốn làm điều thực sự khác biệt. Ông tự đòi hỏi mình chuyển hướng: tiếp thu quan niệm mới, chỉnh sửa quan niệm cũ, từ bỏ tất cả những gì mình đã làm được trong thời gian trước đó. 

1992 Lý Trực Sơn sang Berlin. Ông kiếm sống bằng nghề vẽ chân dung, tiết kiệm tiền để mua họa phẩm, để có thể tiếp tục sáng tác tại xưởng. Một số họa sỹ, làm việc cho Đảng Xanh tại Đức mong muốn triển lãm cho Lý Trực Sơn. Họ đã mang trường hợp của ông gửi lên tòa thị chính, nhưng thời ấy giấy tờ khó khăn đã tạo ra một sự một sự lỡ làng lớn trong sự nghiệp hội họa của ông Sơn. 

1995 Lý Trực Sơn quay về Pháp. Thời kỳ này ông gặp những người bạn quan trọng, chia sẻ góc nhìn về nghệ thuật, giúp cho ông khám phá ra con đường của bản thân mình, trong đó có thể kể đến Ea Sola, Roland Topor, Phạm Tăng. Ông cũng giao lưu với các nghệ sỹ gốc Việt hoạt động tại Pháp như Đàm Quang Minh, Trần Văn Khê, Nguyễn Thiên Đạo và cùng nhau tham gia các triển lãm tại Pháp như Triển lãm nghệ thuật 5 châu. 
Đặc biệt thời gian này, Lý Trực Sơn tham gia triển lãm những bức tranh vẽ bằng nước chè tại thành phố Lyon và đạt được những thành công vang dội. Tại cuộc họp báo của triển lãm này, một số nhà báo đã viết rằng “ông có khả năng vẽ một cách tự nhiên theo một cách mà không ai theo được”. 
Thời gian sống tại châu u, Lý Trực Sơn biết rằng ông sang đây không phải để học tại trường mỹ thuật, mà đi tìm manh mối nghệ thuật cho bản thân, khi đặt mình vào đời sống văn hóa Pháp. Ông cũng bày tỏ nhiều suy tư về một họa sỹ trừu tượng Pháp là Antoni Tàpies. 

1998 Lý Trực Sơn về Việt Nam. Ông thấy rằng cái mà Đông Dương làm mà chưa đủ, đương thời hình như đang sai lệch… nên đã tự đặt ra nhiệm vụ cho mình là tiếp nối thời kỳ Đông Dương theo một cách khác, ít giới hạn hơn, gần với thế giới hơn. Quay trở về Việt Nam, ông dành 11 năm tiếp theo của cuộc đời mình để sáng tác một loạt tác phẩm sơn mài và màu tự nhiên giấy dó mang tính chất này. 

2009 Triển lãm sơn mài “Chốn này” là triển lãm cá nhân của Lý Trực Sơn. Ông nói “Đây là xứ sở của tôi. Tôi muốn nói về cái xứ sở này, cái Đông Phương này, mà không mượn các chi tiết thơ mộng của Đông Dương”. 

2011 Triển lãm các tác phẩm “Ballad biển đông” và “Không vô can” của Lý Trực Sơn và điêu khắc gia Đào Châu Hải. Triển lãm này đánh dấu con đường của cả hai nghệ sỹ. Ông Sơn kể rằng sau triển lãm này mình cạn kiệt, và lại bắt đầu một hành trình đi tìm kiếm cái mới.

2013 Ông Sơn chuyển hẳn sang vẽ sơn mài trừu tượng. Ông mong muốn thoát ra khỏi quan niệm cũ về sơn mài, từ chối vàng bạc, từ chối các tone màu cổ điển, từ chối những lợi thế “đẹp vàng son, ngon mật mỡ” của sơn mài. Ông nghiên cứu sâu đậm về tông xanh, nên chúng ta có thể thấy tông màu này trên nhiều tác phẩm của ông. Tranh Lý Trực Sơn thời kỳ này sử dụng các biểu tượng ký hiệu, và những đường hình mà ông đã nghiên cứu rất sâu trong quá trình nghiên cứu gốm cổ Lý Trần. Có thể nói sơn mài của Lý Trực Sơn lấy cơ sở từ gốm Lý Trần và giấy dó lấy tinh thần và nét vẽ trên gốm, nhưng hoàn toàn theo xu hướng hiện đại. 

2014 Lý Trực Sơn nghiên cứu chất liệu tự nhiên làm các màu tranh đất đá gạch… liên quan các chất liệu tự nhiên, phối hợp nhiều chất liệu. 

2023 Triển lãm “Dạo bước qua vùng đất của sơn mài” tại viện bảo tàng mỹ thuật Việt Nam cùng 9 họa sỹ đang theo đuổi sơn mài đương thời, do Vân Vi làm giám tuyển và The Muse Artspace tổ chức. 

______


1949 Painter Ly Truc Son (1949) and his family originated from Hue City. His father, who worked at the Hanoi Institute of Literature, later brought the family to Hanoi city. Regrettably, Ly Truc Son’s father passed away when he reached 11. His mother was born into a traditional and affluent family, which brought her a comfortable life. Ly Truc Son has a brother, Ly Truc Dung, an architect and painter who pursues caricature and silk painting. 

1961 Painter Ly Truc Son had a predestined relationship with art ever since little. In 1961, his family migrated to Vinh Phuc, a border region between the North and South of Vietnam. At the time, a group of artists, including Giang Huong, Nguyen Van Ty, Nguyen Thu, and Le Thiep, opened a painting contest to scout talents. A neighboring painter encouraged Ly Truc Son to compete, surprisingly he won the competition. Mr. Son later reflected on his by-chance encounter with fine arts, he doesn’t believe that he has talent, rather he relies on solid research and planning. Ly Truc Son is avid for knowledge, wishes to uphold his ideology, and follows the path he deemed righteous.

1961-1965 Less than 12 years old, Ly Truc Son enrolled in the Vietnam University of Fine Arts. At the time, the university had three systems: elementary, intermediate, and college, allowing talented children to begin their profession at an early age. The first generation of professors includes painters Giang Huong, Hoang Dao Khanh, Dinh Trong Khang, and classical music analysis professor Nguyen Van Quy. Painter Ding Trong Khang, a student of Tran Van Cao, planned a profound inspiration of fine arts in Ly Truc Son. 
Ly Truc Son was a peer of Nguyen Thanh Chuong, Lo An Quang, Doan Van Nguyen, Dao Minh Tri, and Hoan Duc Toan. Thanh Chuong, who was quick to comprehend the visual arts, is a close friend of Ly Truc Son and establishes great relationships with renowned artists of the nation namely Nguyen Sang, Van Cao, Nguyen Tu Nghiem, Bui Xuan Phai, Nguyen Sy Hoc, Nguyen Hai, and Le Trong Lan. Both Ly Truc Son and Thanh Chuong shared their love for art and were deeply exposed to fine arts to the extent that far exceeded the comprehension of elementary students. 
At 14, Ly Truc Son’s academic painting ability was highly valued by painter Le Thiep. He also stated, “Son’s artworks have surpassed the level of this class”. 

1969 Ly Truc Son’s Intermediate graduate exam raised controversial debate among the council, but eventually, Tran Dinh Tho, the dean of the Vietnam University of Fine Arts, appraised it to the extent of appointing Son to be a full-time teacher at the university when he reached 20 years old.  

1971 Ly Truc Son entered the university system amidst the ongoing war, and many of his friends had sacrificed on the field. Overwhelmed by unbearable guilt, Ly Truc Son volunteered to join the army. During this period he sorely focused on his role as a soldier.  

1976 Ly Truc Son returned to the Vietnam University of Fine Arts, where the current principal was Tran Luu Hau. With permission to skip grades from the council, Ly Truc Son enrolled in the third year while working as a teacher assistant for several courses. After his graduation, he continued to teach at the university for the next ten years. His students later became painters such as Nguyen Quang Trung, Tran Tuan, Nguyen Trong Vu, Tan Gai, and Le Van Suu.

1979 Ly Truc Son married Nguyen Thi Que, a student above his class at the university. 

1989 Ly Truc Son traveled to France on a scholarship from Ecole Superieure Des Beaux Arts, sponsored by CCFD. During this period, Ly Truc Son spent little time studying apart from learning the Pre-Renaissance artistic approaches. He believed that as a painter, he didn’t have to follow conventional learning methods. He devoted himself to finding the answer behind the rapid growth of European art. He recounts that he struggled to reevaluate his ability and artistic path, prompting him to achieve the exceptional. He demanded a change within, by collecting new concepts, adjusting the old, and rejecting all prior achievements. 

1992 Ly Truc Son traveled to Berlin, made a living by painting portraits, and reinvested in painting supplies to carry on his art project at the workshop. Several Green Party painters wished to open an exhibition for Ly Truc Son. They brought the case to the town hall, however, due to the prolonged bureaucratic process, Ly Truc Son experienced a major opportunity cost to his artistic career. 

1995 Ly Truc Son returned to France. He spent this time meeting with close friends, Ea Sola, Roland Topor, and Pham Tang, sharing art views, which helped him discover his path. He also established good relationships with Vietnamese-born artists operating in France such as Dam Quang Minh, Tran Van Khe, and Nguyen Thien Dao, and was featured along with them in various exhibitions namely the 5 Continents Art Exhibition.
Notably, Ly Truc Son participated in a tea paintings exhibition at Lyon City and achieved great remarks. At the exhibition press release, several journalists wrote “He has the painting ability that no one can duplicate”. 
During his time in Europe, Ly Truc Son was fully aware that he didn’t come here to study but to find the individuality of his art while surrounded by French cultures. He also expresses admiration for Antoni Tàpies, a French abstract painter. 

1998 Ly Truc Son returned to Vietnam. Realizing the unfulfilled potential of Indochina, and that path it followed was unguided, he set an endeavor to redirect the Indochina period to a different path, one that is less restrained and closer to the world. After returning to Vietnam, he dedicated the next 11 years to composing a series with lacquer and natural-colored on Do paper. 

2009 “This Place” is a solo exhibition of Ly Truc Son. He stated, “This is my realm. I want to reveal this realm, this Eastern land, without borrowing the poetic details of Indochina”.

2011 Exhibition of the artworks “Eastern Sea Ballad” and “None Intervine" of Ly Truc Son and sculptor Dao Chau Hai. This exhibition marked a new path for both artists. Mr. mentioned that after the exhibition, he was exhausted, and set on a new journey of discoveries.  

2013 Mr. Son completely shifted to painting abstract lacquer. He wished to break out of the conventional ideology of lacquer by avoiding gold, silver, classical tones, and the material’s over-established strengths. He also displayed his adept experience with the green hue through various of his works. Ly Truc Son’s works during this era were applied with symbolic signs and the outlines that he had meticulously studied in the process of researching Ly Tran-era ancient ceramics. 
It’s acknowledged that Ly Truc Son based his works on Ly Tran-era ancient ceramics, and utilized the spirit of Do paper, and the brushstroke on ceramics, yet they completely follow the modern trend.  

2014 Ly Truc Son experimented and combined numerous natural materials formed from stones, earth, rocks, etc.

2023 – Featured exhibition “Strolling through the Land of Lacquer” at the Vietnam National Fine Arts Museum, along with nine other modern lacquer artists, organized by curator Van Vi and The Muse Artspace.